Ráo riết gom chip trước ngày 14/9, Huawei sẵn sàng gọi cho đối tác cung cấp lúc nửa đêm
Một báo cáo của công ty nghiên cứu thị trường Canalys công bố hồi tháng 7 cho thấy Huawei xuất xưởng 55,8 triệu điện thoại trong quí II, giảm 5% so với cùng kì năm ngoái. Trong khi đó, Samsung bán 53,7 triệu điện thoại, giảm tới 30% so với cùng kì năm ngoái.
Đây là lần đầu tiên Huawei giành vị trí quán quân về số lượng điện thoại thông minh trong một quí - một mục tiêu mà họ đã ấp ủ trong nhiều năm.
Phần lớn (hơn 70%) điện thoại của Huawei được bán ở Trung Quốc trong quí II. Ngược lại, hoạt động kinh doanh ở các thị trường quốc tế giảm do các biện pháp trừng phạt của Mỹ. Từ tháng 4 tới tháng 6, số lượng điện thoại mà Huawei bán ở các thị trường quốc tế giảm 27% so với cùng kì năm ngoái.
Song các nhà phân tích nhận định ngôi vương của Huawei sẽ chỉ tồn tại trong thời gian ngắn bởi tác động của "vòng kim cô" mà Mỹ đặt lên tập đoàn. Quả thực, hiện tại Huawei đang tranh thủ tích trữ chip trước khi Mỹ đẩy mạnh thực thi lệnh cấm.
Tập đoàn đang ráo riết mua các thành phần quan trọng trên smartphone, như chip 5G, Wi-Fi và module điều khiển màn hình từ các đối tác MediaTek, Novatek, RichWave và Realtek, theo Nikkei Asian Review.
Không những vậy, Huawei còn mua chip nhớ từ Samsung và SK Hynix, mua ống kính cho camera điện thoại từ Largan Precision và Sunny Optical Technology. Tập đoàn viễn thông đẩy nhanh tiến độ trước 0h ngày 14/9 - thời điểm lệnh cấm của Nhà Trắng chính thức có hiệu lực.
"Chuyện Huawei gọi các đối tác cung cấp linh kiện lúc 4h sáng hoặc nửa đêm không còn là điều lạ. Đang rất hoang mang nên Huawei liên tục thay đổi kế hoạch vào mọi thời điểm", một nguồn tin tiết lộ với Nikkei Asian Review.
Giới phân tích dự báo rằng nếu Huawei dùng linh kiện, lượng điện thoại của tập đoàn có thể giảm 75% trong năm tới. Một nguồn tin tiết lộ, nguồn cung chip 5G của Huawei còn rất thấp và có thể cạn kiệt vào quí I năm sau.
Jeff Pu, nhà phân tích của GF Securities, đoán Huawei vẫn sẽ xuất xưởng khoảng 195 triệu smartphone trong năm nay nhờ lượng linh kiện mà họ dự trữ.
Song nếu Mỹ cứ siết dần lệnh cấm, sản lượng điện thoại của Huawei có thể giảm xuống dưới 50 triệu máy trong 2021. Không những thế, cục diện thị trường điện thoại thông minh ở Trung Quốc cũng sẽ thay đổi trong năm tới.
Thị trường nội địa Trung Quốc vẫn đang ủng hộ Huawei. Tuy nhiên, việc không thể sản xuất điện thoại có thể khiến doanh số của tập đoàn giảm 30% vào năm sau, chủ yếu do sự lấn lướt của các đối thủ nội địa như Oppo, Vivo và Xiaomi.
Trên phạm vi toàn cầu, Samsung và Apple có thể sẽ là những đối thủ hưởng lợi lớn nhất khi doanh số điện thoại Huawei lao dốc.
Trong tương lai, nhà sản xuất chip Unisoc Technologies (Trung Quốc) có thể giành thị phần của HiSilicon - công ty con chuyên về sản xuất bán dẫn của Huawei.
Richard Yu, Giám đốc mảng Kinh doanh Tiêu dùng của Huawei, từng thừa nhận tập đoàn không thể tiếp tục sản xuất chip di động do áp lực lệnh cấm từ Mỹ.
Huawei cần nghĩ đến một kế hoạch dài hạn để tồn tại mà không có công nghệ của Mỹ. Trước mắt, theo giới phân tích, có thể tập đoàn cần phải cơ cấu lại tổ chức, thu nhỏ mô hình hoạt động để duy trì lợi nhuận.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/