|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Quy hoạch điện VII loay hoay với câu chuyện đồng vốn

14:10 | 17/07/2018
Chia sẻ
Việc thu xếp đồng vốn cho các dự án điện của Tập đoàn và chủ đầu tư trong nước hiện đang hết sức khó khăn, Chính phủ tạm dừng bảo lãnh vay vốn, vốn ODA hạn chế và khả năng thu xếp nguồn vốn trong nước kém đang khiến cho quy hoạch điện VII đang dần đi chệch khỏi định hướng ban đầu. Giai đoạn 2018 - 2020 dự kiến chỉ đạt khoảng 60%.  
quy hoach dien vii loay hoay voi cau chuyen dong von Tiêu thụ điện tăng mạnh trong tháng 7 do nắng nóng
quy hoach dien vii loay hoay voi cau chuyen dong von Xác suất mất tải điện miền Nam cao gấp hàng trăm lần so với tiêu chuẩn

Quy hoạch điện VII giai đoạn 2018 - 2020 khả năng chỉ hoàn thành 60%

Báo cáo về tình hình thực hiện các dự án trong quy hoạch điện VII của Bộ Công Thương mới đây cho thấy, tổng công suất các nguồn điện trên toàn quốc có khả năng đưa vào vận hành trong các năm 2018 – 2020 chỉ đạt 8.900 MW (bình quân 3.000 MW/năm), bằng 60% khối lượng dự kiến theo quy hoạch điện VII điều chỉnh (15.140 MW).

Mặt khác, các dự án thủy điện nhỏ và các dự án năng lượng tái tạo dự kiến sẽ đi vào vận hành trong giai đoạn này chiếm tỷ trọng rất lớn lên tới 37,7% (trong hai năm 2016 – 2017 là khoảng 10%).

Nhiều dự án có nguy cơ chậm tiến độ như của EVN là Ô Môn III (750 MW) và thủy điện Ialy MR (360 MW). Các doanh nghiệp khác đầu tư chậm tiến độ đến năm 2020 khoảng 5.200 MW và có thể tăng đến trên 6.400 MW nếu dự án Nhiệt điện Thái Bình 2 không đáp ứng tiến độ hoàn thành năm 2020 như dự kiến của PVN. Báo cáo cập nhật cho thấy, nhiệt điện Thái Bình 2 vẫn còn tiềm ẩn rủi ro chậm tiếp.

Với các dự án điện mặt trời, tính đến nay các dự án điện mặt trời đã được bổ sung quy hoạch với tiến độ hoàn thành năm 2020 khoảng 5.000 MW. Tuy nhiên đến nay chỉ cos 27 dự án đã trình Bộ Công Thương xem xét, thẩm định thiết kế cơ sở với tổng công suất 1.596 MWp.

Theo tính toán, tiềm ẩn nguy cơ mất điện tại khu vực miền Nam giai đoạn 2020 – 2023, các nhà máy điện cùng với đó phải vận hành với cường độ cao từ 6.500h đến 7.000h. Xác suất mất tải cao khiến cho nguy cơ thiếu điện ở khu vực là rất lớn.

Mặt khác, các dự án nguồn điện mới tại miền Nam chủ yếu là các dự án nhiệt điện than, đầu tư theo hình thức BOT chưa được khởi công xây dựng nên không thể đáp ứng tiến độ như: Duyên Hải 2 (2021 có thể chậm sang 2023), NĐ Long Phú 2 (2021 – 2022), Sông Hậu 2 (2021 – 2022), Vĩnh Tân 3 (2021 – 2023), Vân Phong (2022)…

Các nhà máy nói trên đều có quá trình chuẩn bị đầu tư kéo dài, do liên quan đến nhiều bộ ngành và điều khoản hợp đồng phức tạp.

quy hoach dien vii loay hoay voi cau chuyen dong von
Quy hoạch điện VII dự kiến chỉ đạt được 60% trong giai đoạn 2018 - 2020

Đi tìm dòng vốn, chìa khóa đẩy nhanh tiến độ các dự án điện

Một trong những nguyên nhân quan trọng nhất tạo nên vướng mắc đối với các dự án là về công tác thu xếp nguồn vốn, báo cáo cho thấy việc thu xếp vốn của các Tập đoàn và chủ đầu tư trong nước “rất khó khăn”.

Chính phủ tạm dừng chủ trương bảo lãnh vay vốn. Thực tế đến nay dự án Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 MR đã ký hợp đồng vay, tổng khối lượng thực hiện đạt 68% nhưng chưa được chấp thuận cấp bảo lãnh; dự án Nhiệt điện Sông hậu I đã ký hợp đồng vay từ năm 2016, đã phải gia hạn lần thứ 6 đến ngày 11/6/2018 mới được cấp bảo lãnh từ Chính phủ.

Các nguồn vốn ODA vốn vay ưu đãi nước ngoài để đầu tư các dự án điện hạn chế, thậm chí một số khoản vay đã có cam kết của các ngân hàng, tổ chức tài chính quốc tế nhưng không được các cơ quan quản lý Nhà nước chấp thuận.

Việc thu xếp các nguồn vốn trong nước cũng rất khó khăn và không đáp ứng được nhu cầu vốn đầu tư của EVN, PVN, TKV do tổng số vốn điều lệ của hệ thống các tổ chức tín dụng đến cuối năm 2017 là 362.562 tỷ đồng (thống kê của Ngân hàng Nhà nước), mặt khác hiện tại hầu hết các ngân hàng trong nước đã vượt hạn mức tín dụng đối với chủ đầu tư và các đơn vị liên quan.

Từ đó, Bộ Công Thương kiến nghị Trưởng ban chỉ đạo quốc gia về phát triển điện lực có ý kiến chỉ đạo Bộ Tài Chính xem xét cấp bảo lãnh Chính phủ đối với các dự án Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 mở rộng, Quỳnh Lập I, Na Dương II theo đề nghị của Tập đoàn EVN, TKV; ưu tiên cấp bảo lãnh đối với các dự án điện cấp bách.

Hiện Bộ Tài chính đã trình Thủ tướng văn bản về bảo lãnh các khoản vay vốn nước ngoài của dự án Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 mở rộng, dự án Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu I, danh mục dự án ưu tiên xem xét cấp bảo lãnh Chính phủ năm 2018. Tuy nhiên hiện vẫn chưa nhận được chỉ đạo của Thủ tướng.

Cụ thể với PVN, Tập đoàn đang tập trung triển khai 3 dự án nguồn điện với tổng công suất 3.600 MW. Trong đó, dự án NĐ Thái Bình 2 (2x600MW) dự kiến đưa vào phát điện năm 2020 (chậm 2 năm so với kế hoạch ban đầu), tuy nhiên nhiều khả năng tiếp tục phải lùi lại. Hiện tiến độ tổng thể đạt 82,32%.

Nguyên nhân do PVC đang trong tình trạng khó khăn về tài chính, công tác cán bộ, xử lý các vấn đề pháp lý phức tạp ảnh hưởng đến mua sắm, đấu thầu cho một số hạng mục bị kéo dài và phát sinh chi phí; công tác giải ngân từ các khoản vay của các tổ chức tín dụng bị dừng, năng lực tài chính của PVC kém…

Về dòng tiền của dự án, PVC sử dụng tiền tạm ứng của dự án vào các mục đích khác (1.080 tỷ đồng), ảnh hưởng đến chi phí thực hiện dự án.

Theo ý kiến của Ngân hàng Nhà nước, các khoản tiền gửi của PVN và các đơn vị thành viên tại Oceanbank sẽ được xử lý tổng thể trong phương án tái cơ cấu Oceanbank và chi trả theo lộ trình sau khi đươc Thủ tướng phê duyệt.

PVN đang tạm giải ngân vượt mức vốn chủ sở hữu dự án; các ngân hàng nước ngoài đang ngưng giải ngân khoản vay do lo ngại liên quan tới việc khởi tố một số cán bộ PVN trong thời gian qua, năng lực, kinh nghiệm của PVC. PVN hiện chưa có giải pháp khả thi để có thể huy động vốn vay trong nước còn thiếu.

Dự án NĐ Sông Hậu I (2x600MW) dự kiến đưa vào phát điện năm 2021 (chậm 2 năm). Tổng tiến độ lũy kế của dự án hiện đạt khoảng 55,2% (so với kế hoạch 80,2%). Hiện tại, công tác bảo lãnh Chính phủ phục vụ cho thu xếp vốn chưa hoàn thành, nghiệm thu thanh toán gặp khó khăn do chủ đầu tư và nhà thầu vướng mắc triển khai hợp đồng…

Xem thêm

`

Bạch Mộc