Thị trường chứng khoán Mỹ đóng cửa phiên 22/3 trong sắc đỏ sau khi Fed nâng lãi suất lần thứ 9 liên tiếp. Các quan chức Fed thừa nhận hệ thống ngân hàng đang trải qua nhiều biến động có thể làm giảm tốc nền kinh tế, nhưng chính sách tiền tệ vẫn cần thắt chặt thêm để chống lạm phát.
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) thông báo tiếp tục nâng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản (bps) sau cuộc họp diễn ra trong hai ngày 21 – 22/3. Các quan chức tỏ ra thận trọng với cuộc khủng hoảng ngân hàng mới đây nhưng vẫn ưu tiên mục tiêu chống lạm phát.
Sự đổ vỡ của ba ngân hàng khu vực tại Mỹ và việc ngân hàng UBS mua lại đồng hương Credit Suisse đã làm dấy lo ngại về một cuộc khủng hoảng trong ngành ngân hàng.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vừa có chuyến thăm ba ngày đến thủ đô Moscow của Nga. Tại đây, ông Tập đã có cuộc hội đàm kéo dài với Tổng thống Vladimir Putin.
Khủng hoảng ngân hàng có thể đang khiến điều kiện tài chính trở nên thắt chặt hơn, qua đó giúp đỡ các ngân hàng trung ương trong cuộc chiến kiểm soát giá cả.
UBS mua Credit Suisse với giá 3 tỷ CHF (tương đương 3,2 tỷ USD). Mức giá này chỉ là số lẻ trong quy mô tổng tài sản của hai ngân hàng lớn nhất nhì Thụy Sỹ.
Nga cảnh báo sẽ có "phản ứng thích hợp" nếu Anh viện trợ cho Ukraine đạn uranium nghèo, vũ khí có khả năng gây hại đến sức khỏe con người và môi trường. Trong khi đó, Mỹ đang nỗ lực đẩy nhanh việc chuyển giao xe tăng Abrams cho Kiev bằng cách tân trang lại phiên bản cũ.
Nga và Trung Quốc đã ký một loạt thỏa thuận lịch sử trong nhiều lĩnh vực. Theo các chuyên gia, đổi lại sự hỗ trợ cho Nga hiện nay, Trung Quốc đang nhắm đến tài nguyên giá rẻ, sự ủng hộ trong tương lai cũng như mong muốn làm suy yếu phương Tây.
Vụ sụp đổ đột ngột của ba ngân hàng tại Mỹ và ông lớn Credit Suisse tại Thụy Sỹ đã đẩy thị trường tài chính vào hỗn loạn. Các nhà kinh tế cũng liên tục nhắc đến "khoảnh khắc Minsky".
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen trấn an rằng tình hình đã được cải thiện, tổng dòng tiền gửi bị rút ra đang ổn định trở lại. Bà kêu gọi công chúng tin tưởng vào hệ thống ngân hàng Mỹ.
Chủ tịch kiêm CEO của JPMorgan, tỷ phú Jamie Dimon đang dẫn đầu các cuộc thảo luận với CEO của những ngân hàng lớn khác nhằm tiếp tục hỗ trợ First Republic Bank. Hơn 100 năm trước, người tiền nhiệm của ông Dimon là John Pierpont Morgan từng có nhiều nỗ lực nhằm giải cứu thị trường tài chính Mỹ.
Thị trường chứng khoán Mỹ ngày 21/3 tăng trên diện rộng khi nhà đầu tư lạc quan hơn về ngành ngân hàng sau khi Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen tuyên bố sẽ tiếp tục các biện pháp hỗ trợ để ngăn khủng hoảng lan rộng. Chiều 22/3, Fed sẽ kết thúc phiên họp thứ hai của năm 2023 và công bố quyết định lãi suất.
Cơ quan giám sát thị trường tài chính Thụy Sỹ (FINMA) đã phê duyệt việc UBS tiếp quản Credit Suisse để có thể tiếp tục tất cả các hoạt động kinh doanh của cả hai ngân hàng mà không bị hạn chế hoặc gián đoạn.
Các nhân viên ngân hàng ở London, Vương quốc Anh chuẩn bị cho kịch bản mất việc hàng loạt, còn lĩnh vực tài chính vốn đã "sứt mẻ" của nước này sắp hứng chịu một "cú sốc" mới sau cuộc giải cứu lịch sử của UBS đối với Credit Suisse.
Chính phủ Thụy Sỹ và ngân hàng trung ương đã phải bỏ ra 209 tỷ USD để hỗ trợ thương vụ thâu tóm Credit Suisse của UBS. Trong trường hợp xấu nhất, mỗi người dân Thụy Sỹ có thể chịu thiệt hại 13.500 USD.
Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 20/3 đã bác bỏ đề xuất của đảng Cộng hòa nhằm ngăn chặn các nhà quản lý quỹ hưu trí đưa ra các quyết định đầu tư dựa trên các yếu tố như biến đổi khí hậu. Đây là quyền phủ quyết đầu tiên trong nhiệm kỳ tổng thống của ông.
Giao dịch khối ngoại hôm nay (24/3) trên HOSE, khối ngoại ghi nhận giao dịch mua ròng gần 96 tỷ đồng, tương đương với khối lượng hơn 3,5 triệu đơn vị cổ phiếu.