Các nhà kinh tế dự kiến chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân tháng 5/2024 của Mỹ sẽ không thay đổi và chỉ số cốt lõi không bao gồm thực phẩm và năng lượng sẽ tăng tối thiểu 0,1%.
Khảo sát của Bank of America cho thấy những người giàu trẻ tuổi ở Mỹ không yên tâm khi chỉ đầu tư vào các tài sản truyền thống như cổ phiếu. Họ thích nắm giữ những vật sưu tầm xa xỉ như đồng hồ hay túi xách hiếm, một phần bởi đó là sở thích của họ.
Dữ liệu hôm 21/6 cho thấy giá tiêu dùng lõi của Nhật Bản trong tháng 5/2024 tăng 2,5% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tháng trước và là cơ sở để Ngân hàng trung ương tiếp tục tăng lãi suất trong những tháng tới.
Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu của Mỹ đã giảm trong tuần trước, trong khi số nhà xây mới trong tháng Năm rơi xuống mức thấp nhất trong gần 4 năm.
Đà tăng dữ dội của cổ phiếu Nvidia đã giúp vốn hoá của công ty bán dẫn này vượt lên trên quy mô thị trường chứng khoán của một số nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Vào năm 2000, nhà sản xuất thiết bị mạng Cisco đã vượt qua Microsoft để trở thành công ty đại chúng giá trị nhất nước Mỹ. Tuy nhiên, vốn hóa của công ty lao dốc hơn 90% trong vài năm tiếp theo khi bong bóng dot-com xì hơi.
Theo “mẹ đẻ” của một quy tắc kinh tế nổi tiếng, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đang có nguy cơ khiến nền kinh tế suy yếu khi không cắt giảm lãi suất ngay bây giờ.
Hai chỉ số S&P 500 và Nasdaq Composite tiếp tục lập kỷ lục mới nhờ đà tăng của cổ phiếu Nvidia nói riêng và cổ phiếu bán dẫn, công nghệ nói chung. Nvidia cũng vừa trở thành công ty đại chúng có vốn hóa lớn nhất thế giới, vượt qua cả Microsoft và Apple.
Theo một cuộc khảo sát của hãng tin Reuters, các nhà kinh tế vẫn chưa có quan điểm thống nhất về thời điểm tăng lãi suất tiếp theo của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ).
Trong bản dự báo cập nhật triển vọng kinh tế thế giới năm 2024 được công bố mới đây, Ngân hàng Thế giới (WB) đã cảnh báo về một kịch bản lãi suất “cao hơn trong thời gian dài”.
Theo TS. Cấn Văn Lực, năm 2025 phải phấn đấu để đạt mức tăng trưởng ít nhất 8% và giai đoạn 2026 - 2030 tăng trưởng hai con số khoảng 10% thì Việt Nam mới có thể vượt bẫy thu nhập trung bình, đạt mục tiêu đến 2045 trở thành nước thu nhập cao và có nền tảng công nghiệp hiện tại.