|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Quĩ đầu tư Mekong Capital nói không với các startup công nghệ

09:59 | 29/09/2019
Chia sẻ
Giám đốc Quĩ đầu tư Mekong Capital, Chris Freund không đánh giá cao các mô hình startup công nghệ. Thay vào đó, ông tập trung vào các công ty bán lẻ và các công ty lấy khách hàng làm trọng tâm.

Nikkei Asian Review mới đây vừa đưa ra một thông tin cho thấy độ tin tưởng vào các startup công nghệ đang giảm xuống. 

Cụ thể, Tổng giám đốc Mekong Capital, quĩ đầu tư đầu tiên tại Việt Nam, đang dần xa lánh các công ty khởi nghiệp công nghệ tại thị trường bản địa, bất chấp đây là một trong những thị trường nóng bỏng nhất châu Á.

Ngoài ra, Chris Freund cho hay ông sẽ mạnh tay hơn cho những vụ đầu tư vào công ty có liên quan tới người tiêu dùng.

Trong bối cảnh chiến tranh thương mại Trung - Mỹ đang diễn ra và có một tỉ lệ tăng trưởng tốt, những thương vụ đầu tư tại Việt Nam đang tăng lên nhanh chóng.

Theo số liệu từ Bureau van Dijk, số tiền đầu tư từ các quĩ rót vào thị trường Việt Nam tăng lên mức kỉ lục 1,6 tỉ USD vào năm 2018 trong khi con số này năm 2017 chỉ là 418 triệu USD. 

Bước nhảy vọt khiến Việt Nam vượt qua Thái Lan và Malaysia và chỉ xếp sau Indonesia về số vốn đã nhận từ các quĩ.

https___s3-ap-northeast-1

Việt Nam chỉ kém Indonesia tại ASEAN về số tiền nhận đầu tư từ các quĩ trong năm 2018. Ảnh: Nikkei

Tuy có những thông số vĩ mô ấn tượng, Mekong Capital vẫn tỏ ra thận trọng khi đang quản lí khối tài sản trị giá 112 triệu USD. Thành lập năm 2001, Quĩ đầu tư vẫn tin tưởng các mô hình kinh tế cũ thay vì lựa chọn các công ty startup công nghệ đang là xu thế ở thời điểm hiện tại.

"Một số mô hình kinh doanh công nghệ không thật sự đem lại hiệu quả", Freund thể hiện sự lo ngại về một bong bóng đang hình thành trong lĩnh vực này.

Một trong những ví dụ là các startup giao thực phẩm. Họ đang phải đối mặt với những sự cạnh tranh khốc liệt ở với nhau để giành thị phần. Và ngay cả một công ty có thị phần lớn bậc nhất như Grab cũng chưa thể có lãi.

"Tôi không hiểu làm cách nào mà các mô hình đó có thể sinh lãi. Nếu các quĩ ngưng rót vốn, toàn bộ ngành sẽ sụp đổ", Freund nhấn mạnh.

Hiện tại, Freund đang hướng tới việc thành lập quĩ đầu tư thứ 5 với hi vọng huy động 200 triệu USD vào đầu năm 2020. Nếu thành công, cơ hội để Freund chốt các hợp đồng đầu tư trị giá 20 triệu USD vào các nhà bán lẻ địa phương. Mức này lớn hơn nhiều so với giá trị trung bình của mỗi bản hợp đồng trước đó là 11 triệu USD.

"Có rất nhiều những hợp đồng lớn hơn nữa mà chúng tôi chưa thể thực hiện. Đương nhiên chúng tôi muốn đầu tư ít hơn so với các quĩ trong khu vực, nhưng hiện tại có rất nhiều thương vụ nằm trong khoảng 15 - 20 triệu USD", Freund cho hay.

Mekong-Capital-7

Chris Freund không thật sự tin tưởng vào mô hình startup công nghệ. (Nguồn: Vietcetera)

Mekong Capital ban đầu hướng tới những công ty sản xuất, nhưng sau đó lại ưu tiên những công ty lấy khách hàng làm trọng tâm. Danh mục hiện tại của quĩ bao gồm chuỗi nhà thuốc Pharmacy, công ty cung cấp giải pháp hậu cần ABA Cooltrans và chuỗi cửa hàng Pizza 4P's.

Bên cạnh đó, Freund còn cho biết thêm công ty sẽ không hướng sự tập trung quay trở lại các công ty sản xuất, bất chấp việc các công ty kể trên đang hưởng lợi từ cuộc thương chiến Trung - Mỹ. 

Giám đốc Mekong Capital nhận định rằng không có nhiều cơ hội đầu tư trong lĩnh vực sản xuất khi các công ty nội địa không tạo được thương hiệu đủ mạnh và có công nghệ tiên tiến để cạnh tranh với các đối thủ quốc tế.

Trong quá khứ, thương vụ thành công nhất của Mekong Capital chính là đầu tư 3,5 triệu USD vào nhà bán lẻ điện thoại CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động (Mã: MWG) năm 2007. Thế Giới Di Động trở thành công ty đại chúng năm 2014 và tại thời điểm Mekong Capital rút vốn vào tháng 1/2018, công ty đã tạo ra khoản lợi nhuận 199 triệu USD.

Ngoài Thế Giới Di Động, phần còn lại trong danh mục của Mekong Capital không thật sự tạo ra mức lợi nhuận cao, bất chấp các công ty đó đều hưởng lợi vì sự phát triển của tầng lớp trung lưu Việt Nam.

https___s3-ap-northeast-1

Pizza 4P's nằm trong danh mục đầu tư của Mekong Capital. Ảnh: Nikkei

Freund còn cho biết thêm rằng thị trường dành cho các quĩ đầu tư ở Việt Nam vẫn còn quá nhỏ cho những gã khổng lồ trên thế giới như KKR và Carlyle. Tuy nhiên sự cạnh tranh để tìm kiếm bổ sung công ty vào danh mục vẫn rất quyết liệt và căng thẳng.

Năm ngoái, một nhóm các nhà đầu tư dẫn đầu bởi Quĩ đầu tư GIC của Singapore đã rót 853 triệu USD vào Vinhomes, đồng thời tiếp tục đầu tư 500 triệu USD vào một công ty bán lẻ lắm thuộc Vingroup. Trong khi đó Quĩ đầu tư Warburg Pincus cũng đã nhanh chân đầu tư 100 triệu USD vào startup Momo vào năm nay.

Liệu chiến lược của Mekong Capital có giúp họ vượt qua sự cạnh tranh từ các quĩ ngoại? Câu trả lời sẽ sớm được làm sáng tỏ.

Lê Quý