|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Quảng Ninh sẽ tạo đột phá thu hút đầu tư trong công nghiệp chế biến

23:56 | 21/10/2020
Chia sẻ
Tính đến hết năm 2019, Quảng Ninh có hơn 400 sản phẩm được gắn thương hiệu OCOP gồm các nhóm: thực phẩm, đồ uống, thảo dược, thủ công mĩ nghệ, và dịch vụ.
Quảng Ninh sẽ tạo đột phá thu hút đầu tư trong công nghiệp chế biến - Ảnh 1.

Quảng Ninh sẽ tạo ra đột phá trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo. (Ảnh: ngkt.mofa.gov.vn)

Phó Giám đốc Sở Công Thương Quảng Ninh, ông Lê Hồng Giang cho hay, hầu hết các đơn vị sản xuất các sản phẩm OCOP (Mỗi xã phường một sản phẩm) ở Quảng Ninh đều là các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ nên gặp nhiều khó khăn trong áp dụng khoa học công nghệ, nhất là công nghệ chế biến sản phẩm. 

Đơn cử các mặt hàng miến dong hay chả mực… đều có công đoạn chế biến thô sơ, thủ công chưa đem lại giá trị cao cho sản phẩm.

Tính đến hết năm 2019, Quảng Ninh có hơn 400 sản phẩm được gắn thương hiệu OCOP gồm các nhóm: thực phẩm, đồ uống, thảo dược, thủ công mĩ nghệ, và dịch vụ; trong đó, 138 sản phẩm đã đạt sao; trên 80% sản phẩm thuộc chương trình OCOP Quảng Ninh đã được dán tem điện tử và mã số mã vạch. 

Có 145 tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp tham gia OCOP; trong đó có 44 doanh nghiệp, 64 hợp tác xã, 56 hộ sản xuất. Hiện ngành chế biến thực phẩm đang thu hút khoảng hơn 2.100 lao động.

Nghị quyết chuyên đề đầu tiên của nhiệm kì 2020 – 2025, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh khóa XV nhấn mạnh, quyết tâm đưa công nghiệp chế biến, chế tạo trở thành trụ cột chính trong ngành công nghiệp của tỉnh này.

Theo đó, Quảng Ninh sẽ tạo ra đột phá về thu hút tổng vốn đầu tư, tốc độ giá trị gia tăng ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; đột phá về tỉ trọng đóng góp của công nghiệp chế biến, chế tạo trong GRDP – tổng sản phẩm trên địa bàn và thu ngân sách địa phương (phấn đấu đến năm 2025 đạt tỉ trọng trong GRDP của tỉnh là 15%; đến năm 2030 đạt 20%)…

Để cụ thể hóa Nghị quyết, tỉnh Quảng Ninh đã sớm có qui hoạch các cụm công nghiệp tập trung để đưa các đơn vị sản xuất vào đây hoạt động, và tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến nông sản, giải phóng mặt bằng, tạo vùng nguyên liệu, có cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư trang thiết bị phục vụ sản xuất....

Thêm vào đó, Quảng Ninh quyết tâm tạo môi trường tốt, chính sách tốt để thu hút đầu tư, nhất là các nhà đầu tư trong lĩnh vực chế biến có kinh nghiệm, dây chuyền chế biến hiện đại.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có các nhà đầu tư lớn như Tập đoàn Vingroup, Tập đoàn BIM có đủ kinh nghiệm trong chế biến nông, thủy sản. Các sản phẩm của các tập đoàn này đã được đưa vào các siêu thị lớn có uy tín để tiêu thụ.

Phó Giám đốc Sở Công Thương Lê Hồng Giang thông tin, ngành công thương đã giới thiệu các nhà đầu tư chế biến với các cơ sở sản xuất các sản phẩm OCOP để sớm đưa kĩ thuật công nghệ cao vào sản xuất nhằm nâng cao giá trị sản phẩm đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Công ty công ty Thương mại và Dịch vụ Bình Liêu là một trong những doanh nghiệp tiên phong trên địa bàn huyện Bình Liêu trong việc đầu tư hệ thống máy móc, nhà xưởng, với qui mô lớn để sản xuất, chế biến sản phẩm miến dong Bình Liêu.

Với sự giúp đỡ của Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Ninh, công ty đã đầu tư nhiều trang thiết bị, máy móc hiện đại, đảm bảo qui trình khép kín sản xuất từ khâu sơ chế củ dong riềng thành phẩm, đến nghiền, trộn, ủ bột, sấy, đóng gói bao bì miến dong… 

Nhờ đó, sản lượng cũng như chất lượng sản phẩm miến dong của mang thương hiệu miến dong Bình Liêu của công ty được nâng cao, mỗi ngày đơn vị này chế biến được 2,5 tấn cung cấp cho thị trường.

Tuy nhiên, lãnh đạo công ty này cũng thừa nhận, dù sản phẩm của công ty được bày bán ở hầu hết khắp các siêu thị lớn song thị trường tiêu thụ vẫn chủ yếu ở trong nội tỉnh Quảng Ninh, chưa thể đi xa được. 

Để có thể đưa sản phẩm phân phối ở thị trường rộng hơn, doanh nghiệp cần đầu tư, ứng dụng thêm khoa học công nghệ hiện đại, nâng cao năng lực sản xuất và có thêm nhiều vùng nguyên liệu hơn.

Văn Đức

Dự kiến cơ cấu thời hạn trả nợ cho khách vay bị ảnh hưởng bởi bão Yagi đến hết năm 2025
Theo dự thảo, việc xem xét cơ cấu lại thời hạn trả nợ được thực hiện từ ngày Thông tư có hiệu lực đến hết ngày 31/12/2025 và không giới hạn về số lần cơ cấu lại thời hạn trả nợ. Thời điểm trả nợ cuối cùng của số dư nợ được cơ cấu lại không vượt quá ngày 31/12/2026.