PVN được giao làm chủ đầu tư 8 dự án trọng điểm nguồn điện với tổng công suất 11.400 MW. Cả 8 dự án đều khó hoàn thành theo tiến độ trong Qui hoạch điện VII điều chỉnh.
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) kiến nghị Tổ công tác của Thủ tướng trình Chính phủ xem xét, chấp thuận một số phương án nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc tại các dự án trong quá trình hoạt động, dẫn đến tiến độ không đạt kế hoạch.
Theo báo cáo cho thấy, So với năm 2017 tốc độ tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận năm 2018 của hầu hết các lĩnh vực đầu tư ra nước ngoài của DNNN đều giảm. Trong đó, lỗ lớn nhất thuộc về các dự án của Tập đoàn Viettel với 349 triệu USD.
Ngày 13/9, Fitch Ratings đã công bố kết quả đánh giá tín nhiệm độc lập của PVN ở mức BB+; xếp hạng nhà phát hành công cụ nợ dài hạn bằng ngoại tệ (IDR) lần đầu tiên ở mức 'BB' với 'Triển vọng tích cực', mức xếp hạng IDR này của PVN tương xứng với hệ số tín nhiệm quốc gia của Việt Nam (BB/Triển vọng tích cực).
Theo Tổng giám đốc PV GAS Dương Mạnh Sơn, sản lượng khí bể Cửu Long đưa vào bờ giảm mạnh so với kế hoạch và cùng kỳ năm 2018, sự cố tại một giếng mỏ khí Thái Bình kéo dài từ đầu tháng 2 - 6/2019 trong thời gian khắc phục khiến sản lượng khí về bờ chỉ còn 50%.
Phó bí thư Đảng ủy PVN Nguyễn Xuân Cảnh cho biết một số dự án dầu khí như Cá Voi Xanh, Lô B vì vướng cơ chế mà chậm trễ, từ đó hiệu quả dự án không còn như trước.
Chủ tịch PVN Trần Sỹ Thanh ví ngành dầu khí hiện đang như gái "quá lứa lỡ thì" nhưng điều kiện đặt ra lại quá khắt khe, "của hồi môn quá cao", nên khó thu hút đầu tư.
Theo nhà phân tích KBSV, sau thời gian tăng nóng và kéo dài xuyên suốt từ 3 - 4 tháng, đến nay nhiều cổ phiếu khoáng sản đã đột ngột quay đầu giảm mạnh. Diễn biến này phản ánh tâm lý chốt lời của nhà đầu tư và cũng phù hợp với thực tế khi nhiều cổ phiếu khoáng sản có mức tăng bằng lần, trong khi nội tại doanh nghiệp chưa thể có sự cải thiện tương ứng.