|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

PV GAS dự kiến lợi nhuận thấp nhất 5 năm

14:26 | 15/04/2021
Chia sẻ
Nhận định năm 2021 với nhiều khó khăn thử thách, trong đó có sự xuất hiện đơn vị ngoài tập đoàn cung cấp LNG, PV GAS đặt chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế đạt hơn 7.000 tỷ đồng, giảm 12% so với kết quả năm ngoái.

Ngày mai (16/4), Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV GAS, mã: GAS) sẽ tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2021.

Kế hoạch lợi nhuận trước thuế thấp nhất 5 năm

Tập đoàn dự kiến trình cổ đông kế hoạch kinh doanh năm 2021 với tổng doanh thu hợp nhất là 70.169 tỷ đồng, tăng 9% so với kết quả năm 2020. Lợi nhuận sau thuế mục tiêu 7.036 tỷ đồng, giảm 12% và là con số thấp nhất trong kết quả 5 năm trở lại đây.

Kế hoạch kinh doanh của PV GAS được xây dựng dựa trên phương án giá dầu brent đạt 45 USD/thùng và tỷ giá 1 USD = 23.500 đồng.

PV GAS dự kiến lợi nhuận thấp nhất 5 năm - Ảnh 1.

Nguồn: Tổng hợp từ BCTC hợp nhất kiểm toán của GAS.

Giải thích về kế hoạch lợi nhuận, theo nhận định của PV GAS, bên cạnh một số thuận lợi năm 2021, PV GAS dự kiến sẽ gặp một số khó khăn từ việc xuất hiện đơn vị ngoài tập đoàn cung cấp LNG là Công ty Năng lượng Hải Linh.

Chưa kể, số sự cố thiết bị gây gián đoạn cấp khí hoặc dừng cấp khí từ phía thượng nguồn ngày một tăng; PVN đã giao kế hoạch sản lượng khí cho PV GAS ở mức cao và việc tiêu thụ khí của khách hàng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan như ưu tiên nguồn giá rẻ, gây khó khăn trong việc hoàn thành kế hoạchm của tập đoàn.

Bên cạnh đó, PV GAS cho biết các chi phí ngày một tăng, cộng với thị trường kinh doanh LPG trong nước có sự cạnh tranh quyết liệt về nguồn cung (Hyosung, Pacific Petro); giá LPG biến động bất thường khó dự đoán, rủi ro kinh doanh liên quan đến giá khá cao sẽ ảnh hưởng lớn đến PV GAS.

Ngoài ra, tập đoàn còn đối diện với nhiều vấn đề như sản xuất ống thép, bọc ống chưa tìm được dự án lớn. Trong trường hợp dự án đường ống dẫn khí Lô B-Ô Môn lùi tiến độ, tập đoàn sẽ tiếp tục gặp khó khăn.

Bên cạnh đó, cơ chế chính sách; một số cước phí, giá khí vẫn chưa được phê duyệt chính thức và hợp đồng sửa đổi về mua bán khí với khách hàng khả năng tiếp tục mất nhiều thời gian để đàm phán, thống nhất,...

Theo tài liệu, PV GAS đề xuất chia cổ tức tiền mặt cho năm 2020 với tỷ lệ 30%/vốn điều lệ (3.000 đồng/cp). Đối với năm 2021, PV GAS đặt mục tiêu chia cổ tức tiền mặt với tỷ lệ 25%/vốn điều lệ (2.500 đồng/cp).

Năm 2021, với riêng công ty mẹ, PV GAS dự kiến dành 3.778 tỷ đồng để đầu tư, và giải ngân tổng cộng 6.256 tỷ đồng.

PV GAS đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế thấp nhất 5 năm - Ảnh 3.

Chi tiết kế hoạch đầu tư xây dựng của công ty mẹ (Nguồn: PV GAS).

Cụ thể, tập đoàn cho biết sẽ hoàn thiện hạ tầng công nghiệp khí, đặc biệt là hệ thống hạ tầng nhập khẩu LNG. Tập đoàn sẽ ưu tiên tham gia đầu tư, mua cổ phần hoặc góp vốn các dự án ngoài nước thuộc lĩnh vực khí nhằm hỗ trợ hoạt động trong nước cũng như gia tăng hiệu quả hoạt động.

Bên cạnh đó, PV GAS sẽ thực hiện sắp xếp, tái cơ cấu, tối ưu hóa tỷ lệ nắm giữ phần vốn góp trong các công ty thành viên, công ty trực thuộc trên nguyên tắc tập trung và chi phối vào lĩnh vực cốt lõi. Đặc biệt tập đoàn sẽ đẩy mạnh thoái vốn các đơn vị làm ăn thua lỗ, kém hiệu quả.

Bầu ông Triệu Quốc Tuấn làm Thành viên HĐQT

Trong lần đại hội này, tập đoàn sẽ trình cổ đông thông qua việc miễn nhiệm ông Phan Quốc Nghĩa, Thành viên Hội đồng quản trị (HĐQT) tập đoàn do hết nhiệm kỳ.

Thay vào đó, cổ đông sẽ tiến hành bầu ông Triệu Quốc Tuấn làm Thành viên HĐQT và ông Trường Hồng Sơn dự kiến từ Thành viên độc lập sẽ thành Thành viên HĐQT PV GAS.

Như vậy, nếu tờ trình được thông qua thì ban quản trị của PV GAS vẫn gồm 6 nhân sự, trong đó, ông Nguyễn Sinh Khang, Chủ tịch HĐQT, các thành viên HĐQT là ông Dương Mạnh Sơn kiêm Tổng Giám đốc, bà Võ Thị Thanh Ngọc, ông Đỗ Đông Quyên, ông Trương Hồng Sơn và ông Triệu Quốc Tuấn.

Minh Hằng

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.