|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

PVD sẽ tổ chức ĐHĐCĐ vào đầu tháng 8, lý giải kế hoạch lợi nhuận giảm 87% năm nay

10:35 | 17/07/2021
Chia sẻ
Trước tác động của các yếu tố vĩ mô và ước tính các chương trình khoan trong nước không nhiều, đơn giá cho thuê giàn tự nâng còn ở mức thấp và tình trạng cung vượt cầu khoan vẫn ở mức cao, PVD đã đặt kế hoạch lợi nhuận năm 2021 giảm sâu.

Tổng Công ty cổ phần Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí (PV Drilling - Mã: PVD) sẽ tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm nay vào ngày 4/8 theo hình thức trực tuyến.

Năm 2021, PVD đặt kế hoạch doanh thu 4.400 tỷ đồng, giảm 16% so với kết quả năm trước; lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ giảm 87% về 25 tỷ đồng. Đây cũng là con số thấp nhất trong các kết quả từ trước đến nay của công ty.

PVD sẽ tổ chức ĐHĐCĐ vào đầu tháng 8, lý giải mục tiêu lợi nhuận giảm 87% năm nay - Ảnh 1.

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán của PVD.

Về kế hoạch đầu tư, công ty dự kiến chi 445 tỷ đồng, trong khi năm ngoái chi hơn 1.161 tỷ đồng. Trong đó, công ty sẽ chủ yếu dành tiền cho việc mua sắm cần khoan, cần khoan nặng cho giàn khoan PV Drilling V phục vụ chiến dịch khoan với khách hàng Brunei Shell Petroleum Company Sendirian Berhad (BSP) trong quý III. Đồng thời sẽ mở rộng sửa chữa khu nhà ở trên giàn khoan PV Driiling III.

Theo nhận định của ban lãnh đạo, chính sách khai thác dầu của tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và các nước đồng minh (OPEC+) cùng diễn biến COVID-19 sẽ là hai yếu tố chính ảnh hưởng trực tiếp đến giá dầu thế giới năm 2021, trong khi nguồn cung dầu đá phiến từ phía Mỹ vẫn bị hạn chế trong vòng 2 - 3 năm tới. 

Cơ quan thông tin năng lượng Mỹ (EIA) đã dự báo giá dầu năm 2021 vào khoảng 60 - 61 USD/thùng, Goldman Sachs dự báo giá dầu có thể đạt 70 USD/thùng vào quý II và chạm 75 USD/thùng vào quý III. Tuy nhiên, các cổ chức đều cho rằng nên cực kỳ thận trọng vì độ không chắc chắn của thị trường dầu còn rất cao.

Chính vì tác động của các yếu tố vĩ mô và ước tính các chương trình khoan trong nước không nhiều, đơn giá cho thuê giàn tự nâng ở mức thấp và tình trạng cung vượt cầu khoan vẫn ở mức cao, nên PVD đã đặt kế hoạch kinh doanh cho năm 2021 như trên.

Trong kế hoạch ngoài việc tập trung các hoạt động về giàn khoan và dịch vụ giếng khoan, công ty cho biết sẽ thu hồi dứt điểm công nợ từ Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP) và các khách hàng khác. Cuối quý I, PVD có khoảng 100 tỷ đồng chi phí dự phòng nợ xấu, chủ yếu đến từ PVEP và Công ty Điều hành Thăm dò Khai thác Dầu khí trong nước (PVEP POC).

Ngoài ra, ngày 4/6, Kris Energy, đối tác của PVD đã đệ đơn lên Tòa án đảo Cayman xin thanh lý tài sản do không có khả năng thanh toán các khoản nợ. Tính đến cuối quý I, PVD có khoản nợ phải thu trị giá 107 tỷ đồng đối với Kris Energy, chiếm gần 13% khoản phải thu khách hàng ngắn hạn.

Đối với vấn đề này, SSI Research cho rằng PVD có thể không phải trích lập dự phòng ngay trong quý II/2021. Tuy nhiên các chuyên gia nhận định Kris Energy phá sản sẽ là yếu tố cản trở triển vọng lợi nhuận năm 2021 của PVD.

Minh Hằng

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.