|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Gemadept đặt kế hoạch lợi nhuận tăng hai chữ số, dự chi hơn 360 tỷ đồng trả cổ tức năm 2020

11:55 | 10/06/2021
Chia sẻ
Năm 2021, Gemadept đưa ra hai kịch bản kinh doanh trong đó cả hai phương án thì lợi nhuận đều tăng hai chữ số so với năm 2020.

CTCP Gemadept (Mã: GMD) vừa công bố tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2021 dự kiến diễn ra ngày 30/6 tại quận 1, TP HCM.

Năm nay, Gemadept đưa ra hai kịch bản và cả hai đều dự kiến tăng trưởng so với kết quả năm 2020. 

Trường hợp lạc quan, doanh thu hợp nhất mục tiêu đạt 2.800 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế hợp nhất 700 tỷ đồng. Với kịch bản trung bình, doanh thu và lợi nhuận trước thuế lần lượt là 2.700 tỷ đồng và 630 tỷ đồng.

Kế hoạch lợi nhuận này tăng 36% so với thực hiện năm 2020 đối với kịch bản lạc quan và tăng 23% đối với kịch bản trung bình.

Gemadept đặt kế hoạch lợi nhuận tăng trưởng 36%, dự chi hơn 360 tỷ đồng trả cổ tức cho năm 2020 - Ảnh 1.

Nguồn: MH tổng hợp từ báo cáo tài chính hợp nhất năm của Gemadept.

Cho năm 2020, Gemadept dự kiến chia cổ tức với 1.200 đồng/cp. Ước tính công ty sẽ chi gần 362 tỷ đồng để trả cổ tức cho cổ đông. Phướng án cổ tức năm 2021 chưa được công ty đề cập tới.

Bên cạnh đó, đại hội cũng sẽ trình cổ đông phương án phát hành cổ phiếu cho người lao động theo chương trình ESPP (là chương trình trả lương bằng cổ phiếu cho người lao động) giai đoạn 2021 - 2025 với mức giá phát hành dự kiến không thấp hơn 10.000 đồng/cp. 

Chốt phiên 9/6, cổ phiếu GMD tạm dừng ở 39.000 đồng/cp, tăng 18% so với đầu năm.

Theo công ty, số lượng cổ phiếu phát hành trong 5 năm cho giai đoạn 2021 – 2025 tối đa  7,5% số lượng cổ phiếu đang lưu hành.

Gemadept đặt kế hoạch lợi nhuận tăng trưởng 36%, dự chi hơn 360 tỷ đồng trả cổ tức cho năm 2020 - Ảnh 2.

Điều kiện phát hành cổ phần là công ty phải hoàn thành chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế đã được đại hội giao. (Nguồn: Gemadept).

Ngoài ra, tại đại hội sắp tới, cổ đông sẽ tiến hành miễn nhiệm Thành viên Hội đồng quản trị (HĐQT) đối với ông Đỗ Văn Minh. Thay vào đó, HĐQT đề cử ông Nguyễn Thanh Bình, Tổng Giám đốc công ty vào HĐQT nhiệm kỳ 2018 - 2023.

Nhận định về triển vọng năm 2021, Chứng khoán VCBS cho rằng Gemadept sở hữu vị thế lớn để hưởng lợi từ sự bùng nổ của ngành cảng biển trong năm 2021 nhờ quy mô lớn, hệ thống cảng biển trải dài cả nước và chuỗi dịch vụ logistics tương đối đầy đủ.

Bên cạnh đó, áp lực cạnh tranh tại cảng Nam Đình Vũ dự báo giảm mạnh trong trường hợp dự thảo điều chỉnh quy hoạch cảng nước sâu Lạch Huyện được thông qua.

Gemadept đặt kế hoạch lợi nhuận tăng trưởng 36%, dự chi hơn 360 tỷ đồng trả cổ tức cho năm 2020 - Ảnh 3.

Một góc cảng Nam Đình Vũ. (Ảnh: Gemadept).

Cụ thể, khi quy hoạch được thông qua, các cảng sông có vị trí sát cửa biển trong đó có Nam Đình Vũ sẽ được hưởng lợi đầu tiên khi cảng HICT (Lạch Huyện) và các bến cảng tiếp theo tại Lạch Huyện không còn nhiều áp lực trong việc đẩy mạnh cạnh tranh với các cảng sông, mà có thể tập trung vào đối tượng khách hàng mục tiêu là tàu container siêu trọng tải.

Ngoài ra, VCBS dự báo cảng Gemalink sẽ đạt sản lượng hòa vốn ngay trong năm 2021 và là động lực tăng trưởng quan trọng trong dài hạn của doanh nghiệp.

Các yếu tố hỗ trợ đến từ động lực tăng trưởng tại khu vực Cái Mép – Thị Vải và xu hướng dịch chuyển từ các cảng nội thành TP HCM. Nhiều cảng trong khu vực đã hoạt động gần hết công suất và lợi thế về nguồn hàng từ hãng tàu CMA-CGM (đối tác liên doanh tại Gemalink).

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.