|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Thị trường chứng khoán (18/9): VN-Index gặp khó trước mốc 1.000 điểm, nhóm hàng không bứt phá

10:03 | 18/09/2019
Chia sẻ
Thị trường chứng khoán phiên 18/9 diễn biến tích cực trong những phút đầu phiên sáng, tuy nhiên đà tăng nhanh chóng suy yếu do áp lực từ các cổ phiếu vốn hóa lớn như GAS, VIC, PLX, VJC, FPT, EIB, MWG, TPB, HDB.

Kết phiên, VN-Index giảm 1,59 điểm (0,16%) xuống 995,15 điểm; HNX-Index tăng 0,06% lên 102,29 điểm; UPCoM-Index tăng 0,14% lên 56,49 điểm.

Thanh khoản thị trường duy trì ở mức cao với khối lượng giao dịch 240,6 triệu đơn vị, tương ứng giá trị 5.371 tỉ đồng. Riêng trên HOSE giao dịch 4.568 tỉ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận 1.418 tỉ đồng.

Độ rộng thị trường phân hóa với 303 mã tăng giá, 293 mã giảm giá và 165 mã đứng giá tham chiếu. Nhóm VN30 cũng giao dịch cân bằng với cùng 14 mã tăng và giảm, sự tích cực ghi nhận tại các mã VPB, MSN, DPM, REE, HPG, MBB, VNM, GMD, ROS, BVH.

Nhóm ngân hàng suy yếu về cuối phiên với VPB, MBB, BID, ACB, CTG tăng giá trong khi HDB, VCB, NVB, EIB, VIB chìm trong sắc đỏ. Nhóm chứng khoán cũng chứng kiến sắc đỏ tại các mã APG, VIX, AGR, SHS, HCM, TVB, VCI, MBS, TVS, SSI và CTS.

Ở chiều ngược lại, cổ phiếu hàng không bứt phá trong phiên chiều với MAS, AST, SAS, SCS, ACV, HVN đều tăng trên 1%. Sắc xanh cũng lan rộng tại nhóm cảng biển với PHP, HAH, GMD và TCL.

Hai cổ phiếu YEG và FTM tiếp tục ở hai chiều đối lập khi YEG tăng kịch trần lên 64.300 đồng/cp, ngược lại FTM vẫn đo sàn trong tình trạng mất thanh khoản.

Tính đến 14h00, VN-Index giảm 1,06 điểm (0,11%) xuống 995,68 điểm; HNX-Index giảm 0,13% xuống 102,1 điểm; UPCoM-Index giảm 0,02% xuống 56,4 điểm.

Áp lực bán tăng mạnh hơn vào đầu thời gian giao dịch buổi chiều, trong đó nhiều cổ phiếu nhóm VN30 giảm hơn 1% như GAS, ROS, EIB, FPT, NVL. Sắc đỏ cũng chi phối tại các nhóm thủy sản, dệt may, cao su, cảng biển, khu công nghiệp.

Ngược lại, nhóm bất động sản vẫn duy trì sự tích cực tại các cổ phiếu midcap như ASM, PHC, SDI, NBB, QCG, HDG, FCN, NDN, CEO, TDH, NVL.

Bộ đôi cổ phiếu HAG, HNG cũng giao dịch tích cực với mức tăng lần lượt 0,9% và 0,6%.

Kết phiên sáng, VN-Index giảm 1 điểm (0,1%) xuống 995,74 điểm; HNX-Index tăng 0,01% lên 102,24 điểm; UPCoM-Index tăng 0,21% lên 56,53 điểm.

Khối lượng giao dịch toàn thị trường đạt 137,5 triệu đơn vị, tương ứng giá trị 2.730 tỉ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận trên HOSE đạt 28,4 triệu đơn vị, giá trị 617,4 tỉ đồng; riêng cổ phiếu TCB được thỏa thuận 282,4 tỉ đồng.

Thị trường diễn biến tích cực trong những phút đầu phiên sáng, tuy nhiên đà tăng nhanh chóng suy yếu do áp lực từ các cổ phiếu vốn hóa lớn như GAS, VIC, PLX, VJC, FPT, EIB, MWG, TPB, HDB. các nhóm dệt may, cao su, thủy sản, khu công nghiệp, chứng khoán cũng chịu áp lực bán mạnh hơn.

Trong khi đó, sự tích cực vẫn được ghi nhận tại các nhóm ngân hàng, dầu khí, đặc biệt là nhóm bất động sản với ASM, SDI, SCR, TDH, NDN, PHC, NHA, FCN, HDG, CTD, DXG, FLC. Nhóm hàng không cũng bứt phá với hai mã SAS và AST cùng tăng 4,3%, theo sau là SCS, HVN, ACV và NCT.

Tính đến 10h30, VN-Index tăng 0,64 điểm (0,04%) lên 997,18 điểm; HNX-Index tăng 0,5% lên 102,74 điểm; UPCoM-Index tăng 0,25% lên 56,55 điểm.

Đà tăng thị trường bị chững lại do tác động của một số cổ phiếu vốn hóa lớn như GAS, VIC, VJC, PLX, BID, SAB, VNM, EIB. Nhóm cao su cũng giao dịch kém tích cực với DPR, CSM, DRI, SRC, TRC.

Cổ phiếu FTM giảm sàn phiên thứ 24 liên tiếp, hiện giao dịch tại 4.270 đồng/cp và dư bán sàn hơn 7,5 triệu đơn vị. Ngược lại, cổ phiếu YEG tiếp tục tăng trần lên 64.300 đồng/cp.

Tính đến 9h40, VN-index tăng 1,65 điểm (0,17%) lên 998,39 điểm; HNX-Index tăng 0,12% lên 102,36 điểm; UPCoM-Index tăng 0,16% lên 56,5 điểm.

Độ rộng thị trường tích cực với số mã tăng giá áp đảo, trong đó các cổ phiếu VCB, VRE, HPG, HVN, VNM, CTG, BVH, MWG, NVL đóng góp nhiều nhất cho đà tăng của chỉ số.

Nhóm dầu khí tiếp tục bứt phá với cổ phiếu BSR tăng 11,8%, có lúc chạm tới mức giá trần 10.600 đồng/cp; cùng với đó các mã OIL, CNG, POW, PVB, PET, PGS cũng giao dịch tích cực.

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành quyết định thay đổi việc áp dụng thuế suất thông thường đối với hàng hóa nhập khẩu, trong đó có dầu mỏ thô. Theo đó, thuế nhập khẩu đối với mặt hàng dầu thô (mã hàng 2709.00.10) sẽ được giảm từ mức 5% xuống 0% kể từ ngày 1/11.

Nhóm ngân hàng cũng trở lại đà tăng sau phiên điều chỉnh hôm qua. Trong đó, cổ phiếu MBB dẫn đầu với mức tăng 1,9% trong phiên giao dịch không hưởng quyền chia cổ tức đợt 2/2018 bằng cổ phiếu tỉ lệ 8%.

Sắc xanh cũng lan rộng sang nhiểu cổ phiếu bất động sản như ASM, SCR, HUT, SDI, L14, LGL, HDG, DXG, TDH, NTL, HBC, DPG.

Thị trường chứng khoán Mỹ ngày 17/9 thận trọng đi lên khi Cục Dự trữ Liên bang (Fed) bắt đầu cuộc họp kéo dài hai ngày. Thị trường nhìn chung kì vọng Fed sẽ hạ lãi suất 25 điểm cơ bản trong trong lần họp này.

Cụ thể, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones tăng gần 34 điểm (0,13%) lên 27.110,8 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 0,26% lên 3.005,7 điểm, còn Nasdaq Composite tăng 0,4% lên 8.186,02 điểm.

Sơn Tùng

Top 10 địa phương IIP cao nhất 11 tháng: Phú Thọ bất ngờ dẫn đầu
Trong 11 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) so với cùng kỳ năm trước tăng ở 60 địa phương và giảm ở 43 địa phương trên cả nước cho thấy tín hiệu tích cực của ngành sản xuất. Trong đó các địa phương có IIP tăng cao chủ yếu nhờ hoạt động thuỷ điện hoặc chế biến, chế tạo tăng trưởng mạnh.