Mới đây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa ký Chỉ thị về một số giải pháp cấp bách tăng cường công tác quản lý đối với hoạt động nhập khẩu và sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất.
Thủ tướng đã giao cho Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương, Bộ Công an, chính quyền một số tỉnh thanh tra các lô hàng phế liệu nhập khẩu vào Việt Nam sau đó đánh giá chính xác, báo cáo lại. Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng chỉ đạo các Bộ ngành liên quan xem xét lại việc "thương mại hóa" giấy phép nhập khẩu phế liệu.
Hàng loạt doanh nhiệp (DN) có ngành nghề kinh doanh liên quan đến việc thu mua và tái chế phế liệu, nhưng lại từ chối nhận hàng trăm container phế liệu nhập khẩu (NK). Bằng việc từ chối nhận hàng, hoặc để mặc tại cửa khẩu của một số doanh nghiệp nhập khẩu phế liệu dẫn đến tình trạng hàng ngàn container phế liệu tồn đọng tại cảng trong thời gian qua.
Hiện tại có 86 công ty đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu để sản xuất trong đó có Công ty TNHH thép Tung Ho Việt Nam, Công ty TNHH xưởng giấy Chánh Dương, Công ty cổ phần thép Hoà Phát, Công ty TNHH thép đặc biệt SHENGLI Việt Nam…
Thủ tướng yêu cầu tiêu hủy, di dời các container phế liệu tồn đọng, đồng thời truy tố một số vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường do nhập khẩu phế liệu trái phép vào Việt Nam.
Ngày 3/8, Cục Hàng Hải Việt Nam đã tổ chức cuộc họp về tăng cường kiểm soát container phế liệu nhập khẩu và giải pháp xử lý container hàng hoá phế liệu tồn đọng tại các cảng biển Việt Nam với các doanh nghiệp khai thác cảng, các tàu tại Hải Phòng.
Trong 6 tháng đầu năm, phế liệu nhựa, giấy, sắt thép từ Nhật Bản và Mỹ xuất khẩu vào thị trường Việt Nam chiếm tỉ trọng cao nhất. Trong đó, riêng Nhật Bản, phế liệu nhựa chiếm 24,8%; phế liệu giấy chiếm 17,3%; phế liệu sắt, thép chiếm 29,7%.
Chiều 25/7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về tình hình nhập khẩu phế liệu vào Việt Nam và các giải pháp quản lý.
Hiện nay, có rất nhiều nước trên thế giới cho phép nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, việc nhập khẩu phế liệu đang bị lợi dụng và biến tướng (từ phế liệu có thể tái chế thành rác thải độc hại), biến Việt Nam trở thành bãi rác lớn của thế giới.
Sau Hiệp hội Thép, mới đây, Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam lại gửi công văn lên Bộ Công thương "tố" Tổng cục Hải quan yêu cầu lấy mẫu kiểm định hàng phế liệu nhập khẩu đã khiến doanh nghiệp khó khăn.
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.