|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Hàng triệu tấn phế liệu đổ vào Việt Nam: Ngành hải quan than vướng

20:21 | 30/07/2018
Chia sẻ
Lượng phế liệu một số mặt hàng nhập khẩu vào Việt Nam sau nửa đầu năm đã gần bằng lượng phế liệu của cả năm 2016.
hang trieu tan phe lieu do vao viet nam nganh hai quan than vuong
Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)

Lượng phế liệu một số mặt hàng nhập khẩu vào Việt Nam sau nửa đầu năm đã gần bằng lượng phế liệu của cả năm 2016. Vấn đề khó theo ngành hải quan là một số doanh nghiệp dùng giấy tờ giả trong quá trình nhập khẩu trong khi để chứng thực không phải là chuyện ngày một, ngày hai.

6 tháng, nhập khẩu hơn 1 tỷ USD phế liệu

Cung cấp thông tin trong buổi họp báo chiều 30/7, đại diện ngành hải quan cho rằng, hoạt động nhập khẩu, mua bán phế liệu ở nước ta đang có chiều hướng gia tăng mạnh, có nhiều diễn biến phức tạp.

Theo thống kế, trong năm 2016, kim ngạch nhập khẩu phế liệu nhựa, giấy và sắt thép là khoảng 4,6 triệu tấn. Tới năm 2017, lượng hàng hóa trên nhập khẩu đã lên hơn 6,5 triệu tấn.

Đáng kể là chỉ trong vòng nửa đầu năm nay, lượng nhựa, giấy và sắt thép phế liệu về Việt Nam đã lên tới hơn 4 triệu tấn, tức là gần bằng số liệu cả năm 2016 và khoảng gần 2/3 lượng hàng năm ngoái. Số lượng hàng hóa 6 tháng đầu năm có trị giá hơn 1,2 tỷ USD.

Trong số 4 triệu tấn năm nửa đầu năm nay, sắt thép phế liệu là mặt hàng chiếm số lượng hàng lớn nhất với khoảng gần 2,7 triệu tấn, trị giá 958 triệu USD.

Trong số các thị trường xuất khẩu phế liệu sắt thép vào Việt Nam 6 tháng qua, Nhật Bản là thị trường lớn nhất với khoảng 29,7%. Mỹ và Hong Kong là 2 thị trường lớn tiếp theo với tỷ trọng lần lượt là 18,7% và 12,2%.

Cũng trong nửa đầu năm, mặt hàng giấy đã có tới hơn 1 triệu tấn nhập vào Việt Nam với trị giá trên 209 triệu tấn. Còn lại, là gần 278.000 tấn phế liệu nhựa, trị giá hơn 63 triệu USD.

Vấn đề theo đại diện ngành hải quan là nhiều lô hàng phế liệu nhập khẩu không đáp ứng các điều kiện quy định về bảo vệ môi trường nên doanh nghiệp không đến làm thủ tục hải quan hoặc không được cơ quan hải quan giải quyết thủ tục thông quan. Điều này dẫn đến tình trạng có một lượng lớn các loại phế liệu nhập khẩu đang tồn đọng tại các cảng biển Việt Nam.

Số liệu rà soát cho thấy, riêng số container tồn tại cảng Cát Lái, Thành phố Hồ Chí Minh tính đến ngày 25/7 đã là 3.579 container. Phần lớn trong số này là các container đã tồn quá 90 ngày (2.323 container). Với cảng Hải Phòng, số liệu tính tới ngày 5/7 là 1.485 container.

hang trieu tan phe lieu do vao viet nam nganh hai quan than vuong

“Doanh nghiệp đang tránh né”

Một trong những vấn đề khó trong quản lý theo ông Nguyễn Khánh Quang, Phó Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan là thủ đoạn làm giả giấy tờ của doanh nghiệp nhập khẩu.

Ông lấy ví dụ về một vụ Công ty Đức Đạt, có trụ sở tại tỉnh Ninh Bình vừa được cơ quan chức năng khởi tố. Theo ông Quang, tất cả các giấy tờ của doanh nghiệp này trong quá trình nhập khẩu là giả như: Giấy chứng nhận đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu, giấy thông báo lô hàng phế liệu nhập khẩu để kiểm tra, thông quan,…

Theo lãnh đạo ngành hải quan, theo quy định, doanh nghiệp ban đầu chỉ nộp bản sao chứng thực hoặc bản photocopy, bởi vậy, để kết luận, cơ quan chức năng phải thu thập bản chính. Đây là quá trình không đơn giản.

Ông Quang thừa nhận, đây là hiện tượng đang xuất hiện ở một số doanh nghiệp khác. Chưa tiết lộ danh tính những đơn vị tương tự vì đang trong quá trình điều tra nhưng theo ông, đang có tình trạng doanh nghiệp tránh né.

“Tôi chưa dám dùng từ trốn nhưng doanh nghiệp tránh né, gây khó khăn trong quá trình điều tra,” ông Nguyễn Khánh Quang nói.

Tiếp nối vấn đề trên, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Mai Xuân Thành cho rằng, cơ quan chức năng không phát hiện ngay được doanh nghiệp nào được ngành tài nguyên và môi trường cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về môi trường trong nhập khẩu phế liệu vì hiện chưa có thông tin trên cổng thông tin một cửa quốc gia.

Ông khẳng định, phía hải quan đã kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường cung cấp trên cổng thông tin danh sách doanh nghiệp đủ điều kiện cũng như giấy thông báo lô hàng nhập khẩu để kiểm tra để phía hải quan có cơ sở đối chiếu. Tuy nhiên, tới 27/7 vừa qua, ông cho biết, Bộ Tài nguyên Môi trường hiện mới cung cấp danh mục của bộ với hơn 200 doanh nghiệp đủ điều kiện nhập khẩu. Danh mục của các Sở Tài nguyên và Môi trường theo lãnh đạo ngành hải quan vẫn còn thiếu.

Một vấn đề khó khác theo ông Thành là phế liệu nhập khẩu là hàng đặc thù nên muốn kiểm tra phải lấy mẫu tại 4,5 điểm trong container. Theo quy định, có thể lấy mẫu tại các điểm như 4 điểm đáy, 1 điểm đỉnh hoặc theo hình chữ Z. Điều này đồng nghĩa muốn lấy mẫu, cơ quan chức năng phải mở hết container ra. Việc trên gây khó khăn là có khi cảng không đủ chỗ để lấy mẫu.

Xem thêm


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Xuân Dũng

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.