|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Trung Quốc thay đổi chính sách, nhập khẩu phế liệu vào Việt Nam tăng gấp đôi

17:42 | 30/07/2018
Chia sẻ
Việc Trung Quốc thực hiện chính sách cấm nhập khẩu 24 loại phế liệu và một số doanh nghiệp làm giả giấy phép nhập khẩu đã khiến lượng hàng phế liệu nhập khẩu vào Việt Nam tăng đột biến trong năm 2017 và 5 tháng đầu năm 2018.
trung quoc thay doi chinh sach nhap khau phe lieu vao viet nam tang gap 2 lan Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Truy đến cùng các container phế liệu nhập khẩu vô thừa nhận

5 tháng đầu năm lượng nhựa phế liệu nhập khẩu tăng đột biến gần 200%

Theo Tổng Cục Hải quan, thời gian qua, Trung Quốc thực hiện chính sách cấm nhập khẩu 24 loại phế liệu khiến hoạt động nhập khẩu phế liệu của Việt Nam có chiều hướng tăng đột biến, tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường.

Bên cạnh đó, tại buổi Họp báo chuyên đề Công tác quản lý Hải quan đối với phế liệu nhập khẩu diễn ra chiều 30/7, ông Mai Xuân Thành - Phó Tổng cục Trưởng, Tổng cục Hải quan nhiều doanh nghiệp làm giả giấy phép xác nhận đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp góp phần khiến lượng phế liệu nhập khẩu tăng mạnh.

trung quoc thay doi chinh sach nhap khau phe lieu vao viet nam tang gap 2 lan
Họp báo chuyên đề công tác quản lý Hải quan đối với phế liệu nhập khẩu. Ảnh: Đức Quỳnh

Cụ thể, số lượng phế liệu nhập khẩu năm 2017 tăng gấp đôi so với năm 2016. Trong đó, khối lượng sắt, thép, nhựa, giấy và xỉ hạt nhỏ là những loại phế liệu có khối lượng tăng từ 200 - 400% so với khối lượng nhập khẩu năm 2016. Phế liệu được nhập khẩu nhiều từ Nhật Bản, Thái Lan, Mỹ và Hàn Quốc.

Đáng chú ý 5 tháng đầu năm nay, khối lượng nhựa phế liệu nhập khẩu tăng đột biến gần 200% so với cả năm 2017. Tuy nhiên, nhiều lô hàng phế liệu nhập khẩu không đáp ứng các điều kiện quy định về bảo vệ môi trường nên không đến làm thủ tục hải quan hoặc không được cơ quan hải quan giải quyết các thủ tục nên dẫn đến lượng phế liệu tồn đọng lớn tại các cảng.

Tổng cục Hải quan cho biết tính đến ngày 25/7, số lượng container tồn tại cảng Cát Lái - TP HCM là 3.579 container. Tại cảng Hải Phòng, tính đến ngày 5/7, lượng container tồn tại cảng là 1.485 container, trong đó 1.342 container là nhựa phế liệu, tăng thêm 228 container so với 5/6.

Kiến nghị công khai danh sách các doanh nghiệp đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu

Theo ông Âu Anh Tuấn - Cục trưởng Cục giám sát Quản lý, hiện nay có ba mặt hàng phế liệu được cấp phép đạt quy chuẩn quốc gia về bảo vệ môi trường là sắt thép, nhựa và giấy. Tuy nhiên, nhiều lô hàng khai báo là thép phế liệu nhưng khi kiểm tra lại có lẫn tạp chất nhựa, gỗ, dầu mỡ nên lô hàng đó xác định là chất thải nên không được thông quan.

Ông Thành cho hay khó khăn lớn nhất trong việc kiểm tra các lô hàng phế liệu là Tổng cục Hải quan chưa nắm rõ được danh sách các doanh nghiệp được cấp phép nhập khẩu.

“Tổng cục Hải quan đang kiến nghị Bộ Tài nguyên Môi trường công bố danh sách các doanh nghiệp đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu trên cổng thông tin mở cửa quốc gia”, ông Thành nói.

Nhằm đảm bảo vệ môi trường, không để Việt Nam trở thành bãi rác của thế giới, không tốn kém chi phí tiêu hủy đối với hàng hóa là phế liệu, chất thải đưa vào lãnh thổ nhưng không có người nhận, Bộ Tài chính đã có văn bản chỉ đạo hướng dẫn các địa phương thực hiện biện pháp siết chặt phế liệu nhập khẩu trong đó có biện pháp ngăn chặn từ xa khi hàng hóa vẫn còn trên tàu.

Theo đó, cơ quan Hải quan sẽ thông báo cho các hãng tàu về việc không cho phép dỡ hàng có thông tin trên bản lược khai hàng hóa là chất thải và yêu cầu rời khỏi lãnh thổ Việt Nam.

Hàng phế liệu có người nhận là doanh nghiệp không thuộc danh sách được xác nhận đủ điều kiện nhập khẩu cũng không được dỡ hàng xuống cảng.

Đối với hàng hóa là phế liệu tồn đọng tại các cảng quá 90 ngày, kể từ ngày đến cửa khẩu nhưng không có người đến nhận, chủ phương tiện vận tải phải vận chuyển hàng hóa đó ra khỏi Việt Nam.

Xem thêm

Đức Quỳnh

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.