|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá thép xây dựng hôm nay (26/11) tiếp đà giảm từ cuối tuần trước

14:57 | 26/11/2018
Chia sẻ
Giá thép thanh giao tháng 1/2019 trên Sàn giao dịch Hàng hóa Kì hạn Thượng Hải (SHFE) giảm 157 nhân dân tệ xuống 3.536 nhân dân tệ/tấn vào lúc 14h10 (giờ Việt Nam).  
gia thep xay dung hom nay 2611 tiep da giam tu cuoi tuan truoc Giá thép xây dựng hôm nay (24/11) ghi nhận tuần tồi tệ nhất kể từ tháng 3
gia thep xay dung hom nay 2611 tiep da giam tu cuoi tuan truoc Giá thép xây dựng hôm nay (23/11) hồi phục sau phiên giảm mạnh

Chốt phiên giao dịch cuối tuần trước (23/11), giá thanh cốt thép tại Trung Quốc giảm hơn 2,5%, đánh dấu tuần thể hiện tệ nhất kể từ cuối tháng 3 trong bối cảnh lo ngại lệnh hạn chế sản lượng không quá khắt khe trong mùa đông năm nay khiến nguồn cung dư thừa.

gia thep xay dung hom nay 2611 tiep da giam tu cuoi tuan truoc
Ảnh minh họa.

Tại Nhật Bản, tuần trước, nhà sản xuất thanh cốt thép lớn nhất quốc gia này, Kyoei Steel cho biết sẽ nâng giá thanh thép thêm 2.000 yen/tấn (tương đương 18 USD/tấn) đối với hợp đồng giao tháng 12. Tổng giá trị nâng của công ty đối với hợp đồng giao tháng 11 và tháng 12 lên tới 4.000 yen/tấn.

Công ty không công bố bảng giá sản phẩm. Hiện, giá thành cốt thép trên thị trường tại Osaka dao động trong khoảng 68.000 - 69.000 yen/tấn, tăng 1.000 yen so với một tháng trước; tại Tokyo giá đạtkhoảng 74.000 -75.000 yen/tấn, không thay đổi so với tháng trước.

Trong một tuyên bố, công ty cho biết chênh lệch về giá giữa thanh cốt thép và những sản phẩm thép xây dựng khác là khá rộng, vì vậy giá thanh thép cần phải được điều chỉnh tăng. Ngoài ra, chi phí sản xuất đã tăng vì giá hợp kim, cũng như phí vận chuyển cao hơn.

Kyoei cho biết thêm, giá phế liệu đang giảm, nhưng công ty phải sử dụng loại phế phẩm chất lượng cao vì chất lượng phiếu liệu nặng rất kém. Điều này sẽ khiến chi phí sản xuất tiếp tục tăng cao.

Theo đại diện của công ty, nguồn cung thép thanh đã bị thắt chặt, vì vậy các nhà sản xuất vẫn giữ giá ở mức cao.

Tố Tố

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.