|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Nước nào đứng đầu danh sách xuất khẩu phế liệu vào Việt Nam?

20:57 | 31/07/2018
Chia sẻ
Trong 6 tháng đầu năm, phế liệu nhựa, giấy, sắt thép từ Nhật Bản và Mỹ xuất khẩu vào thị trường Việt Nam chiếm tỉ trọng cao nhất. Trong đó, riêng Nhật Bản, phế liệu nhựa chiếm 24,8%; phế liệu giấy chiếm 17,3%; phế liệu sắt, thép chiếm 29,7%.
nuoc nao dung dau danh sach xuat khau phe lieu vao viet nam Hàng triệu tấn phế liệu đổ vào Việt Nam: Ngành hải quan than vướng
nuoc nao dung dau danh sach xuat khau phe lieu vao viet nam
Hàng hóa tồn đọng tại cảng Cát Lái. Ảnh: Thu Hòa.

Lượng phế liệu Việt Nam NK từ Mỹ lần lượt là: Phế liệu nhựa, chiếm 14%; phế liệu giấy chiếm 39,6%; phế liệu sắt thép chiếm 18,7%.

Theo thông tin từ Tổng cục Hải quan, trong 6 tháng đầu năm 2018, Việt Nam đã NK trên 4 triệu tấn phế liệu nhựa, phế liệu giấy, phế liệu sắt thép, tổng trị giá trên 1,2 tỉ USD, trong đó sắt thép phế liệu chiếm trên 958 triệu USD.

Trong 6 tháng đầu năm, có 240 DN NK phế liệu nhựa, giấy, sắt thép.

Các thị trường xuất khẩu phế liệu nhựa, giấy, sắt thép vào Việt Nam ngoài Mỹ và Nhật Bản còn có các nước như: Thái Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Philippines, Úc, Đức, Ý, Canada...

Trong khi đó, hiện nay tại một số cảng ở Cát Lái, Hải Phòng đang tồn một lượng lớn các container phế liệu. Tại Cát Lái tính đến 25/7 tồn 3.579 container; tại cảng Hải Phòng, tính đến 5/7 tồn 1.485 container (trong đó 1.342 container là phế liệu nhựa).

Đối với hàng hóa là phế liệu đang tồn đọng trong địa bàn hoạt động hải quan, cơ quan Hải quan tiến hành rà soát, thu thập phân tích thông tin, phân loại và xử lý theo quy định của pháp luật. Trường hợp hàng hóa NK quá 90 ngày kể từ ngày đến cửa khẩu nhưng không có người đến nhận thì, cơ quan Hải quan sẽ đăng tải thông tin công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, quá thời hạn không có người đến nhận chủ phương tiện vận tải, người điều khiển vận tải hoặc người được chủ phương tiện vận tải ủy quyền phải vận chuyển hàng hóa đó ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.

Để đảm bảo công tác quản lý giám sát mặt hàng phế liệu NK thực hiện đúng quy định của pháp luật về hải quan và pháp luật về bảo vệ môi trường, Tổng cục Hải quan đã hướng dẫn hải quan địa phương thực hiện các biện pháp siết chặt phế liệu NK theo đúng quy định pháp luật về hải quan, pháp luật về bảo vệ môi trường.

Theo Quyền Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan Âu Anh Tuấn, phế liệu là mặt hàng có rủi ro cao, theo quy định pháp luật về hải quan, pháp luật về bảo vệ môi trường hàng hóa NK khai báo phế liệu thuộc đối tượng kiểm tra thực tế hàng hóa.

Cơ quan Hải quan kiểm tra thực tế theo quy định tại Luật Hải quan, trong đó quy định việc kiểm tra bằng nhiều hình thức. Trường hợp bằng mắt thường và các trang thiết bị tại hiện trường không xác định được hàng hóa có đủ điều kiện NK hay không, cơ quan Hải quan sẽ lấy mẫu đại diện của lô hàng để phân tích, đánh giá chính xác nội dung khai báo của DN có đúng với thực tế hàng hóa NK hay không?

Ông Tuấn cho biết, trong thời quan qua, cơ quan Hải quan đã thực hiện lấy mẫu kiểm tra trên 1000 lô hàng phế liệu NK, hiện đã ra kết quả thông báo đối với trên 700 mẫu, phát hiện 11 trường hợp khai phế liệu nhưng không đáp ứng điều kiện quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.

Xem thêm

N.Linh