Phát hành gần 166.000 tỉ đồng trái phiếu Chính phủ năm 2018, mục tiêu phát hành 200.000 tỉ đồng năm 2019
Huy động trái phiếu chính phủ đủ nguồn bù đắp bội chi |
Theo thống kê từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), trong năm 2018 HNX đã tổ chức 189 đợt đấu thầu trái phiếu Chính phủ với tổng giá trị gọi thầu 292.150 tỉ đồng, giá trị trúng thầu 165.797 tỉ đồng – bằng 57% giá trị gọi thầu.
Đầu năm 2018, Kho bạc Nhà nước công bố kế hoạch phát hành trái phiếu chính phủ với tổng giá trị 200.000 tỉ đồng. Tuy nhiên ngày 1/10/2018, kế hoạch trên đã được điều chỉnh với tổng giá trị phát hành dự kiến là 175.000 tỉ đồng, giảm 12,5% so với kế hoạch ban đầu.
So với kế hoạch điều chỉnh, Kho bạc Nhà nước đã thực hiện được 95% giá trị phát hành dự kiến năm 2018. Chi tiết từng kì hạn như sau:
Nguồn: HNX, Bộ Tài chính. |
Về cơ cấu giá trị gọi thầu, các kì hạn 10 và 15 năm chiếm tỉ trọng lớn nhất với lần lượt 35% và 34,5%. Kì hạn 10 năm chỉ chiếm 5,34%, tương ứng với giá trị 15.600 tỉ đồng.
Thống kê giá trị gọi thầu TPCP năm 2018 theo kì hạn. Nguồn: HNX |
Về cơ cấu giá trị trúng thầu, các kì hạn 10 năm và 15 năm tiếp tục chiếm tỉ trọng lớn nhất với lần lượt 46,8% và 33,2%. Tỉ lệ trái phiếu trúng thầu có kì hạn trên 5 năm cao hơn đáng kể so với tỉ lệ tối thiểu 70% do Quốc hội quy định.
Nghị quyết số 25/2016/QH14 về Kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2016-2020 có đoạn: Xây dựng thị trường trái phiếu, hạn chế phát hành trái phiếu quốc tế, giữ kỳ hạn trái phiếu Chính phủ trên 5 năm là chủ yếu, nâng kỳ hạn trung bình trái phiếu Chính phủ phát hành trong giai đoạn 2016-2020 lên khoảng 6-8 năm. [...] Huy động trái phiếu Chính phủ bảo đảm tỷ lệ phát hành trái phiếu Chính phủ có thời hạn từ 5 năm trở lên tối thiểu 70% tổng khối lượng trái phiếu Chính phủ phát hành, để đáp ứng nhiệm vụ huy động cho ngân sách, đồng thời bảo đảm mục tiêu kéo dài kỳ hạn danh mục nợ và quản lý được rủi ro. |
Thống kê giá trị trúng thầu TPCP năm 2018 theo kì hạn. Nguồn: HNX |
Theo thống kê của HNX đến ngày 17/12/2018, kì hạn phát hành bình quân năm 2018 đạt 12,04 năm, giảm 0,7 năm so với năm 2017. Cơ cấu nhà đầu tư có sự chuyển dịch mạnh mẽ với việc khối công ty bảo hiểm vươn lên đứng đầu về thị phần mua, chiếm hơn 66,4% tỉ trọng trúng thầu của toàn thị trường.
Giao dịch thứ cấp trái phiếu Chính phủ có chuyển biến
Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng phát biểu tại Lễ đánh cồng khai trường giao dịch chứng khoán năm 2019 sáng 2/1, giá trị niêm yết trái phiếu (bao gồm TPCP, TPCP bảo lãnh, TP chính quyền địa phương) năm 2018 đạt khoảng 1.122.000 tỉ đồng, tăng 10,5% so với năm 2017, đạt 22,4% GDP năm 2017 và tương đương 20,3% GDP của năm 2018. Giao dịch trái phiếu tương đối sôi động với giá trị bình quân đạt 8.834 tỉ đồng/phiên.
Tổng giá trị giao dịch TPCP cả năm 2018 đạt hơn 711.000 tỉ đồng trong đó giao dịch repo (mua bán lại) là hơn 387.300 tỉ đồng, chiếm 54,5% tổng giá trị giao dịch. Đây là năm đầu tiên giá trị giao dịch repo vượt giá trị giao dịch outright.
Theo HNX, trong 11 tháng đầu năm 2018, khối ngoại chuyển sang vị thế bán ròng (859.74 tỷ đồng) sau ba năm mua ròng liên tiếp.
Kế hoạch phát hành 200.000 tỉ đồng TPCP năm 2019
Bộ Tài chính cho biết dự kiến phát hành khoảng 200.000 tỉ đồng trái phiếu Chính phủ (bằng kế hoạch ban đầu năm 2018) và tiếp tục tập trung vào các sản phẩm truyền thống như trái phiếu với kì trả lãi chuẩn và trái phiếu loại long/short coupon. Ngoài ra Bộ cũng sẽ nghiên cứu phát hành trái phiếu Chính phủ xanh (green bond).
Đến nay, Kho bạc Nhà nước chưa công bố kế hoạch phát hành với giá trị cụ thể cho từng kì hạn. Tuy vậy, Kho bạc Nhà nước Lịch biểu dự kiến ngày tổ chức phát hành trái phiếu Chính phủ năm 2019, theo đó 51 phiên đấu thầu được tổ chức vào thứ 4 hàng tuần.
Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng mới ban hành Quyết định số 2355/QĐ-BTC công khai danh sách 15 nhà tạo lập thị trường công cụ nợ chính phủ năm 2019 trong đó có 3 công ty chứng khoán và 12 ngân hàng thương mại.
Phiên đấu thầu đầu tiên năm 2019 được tổ chức vào ngày hôm nay 2/1 với tổng giá trị gọi thầu 9.000 tỉ đồng, giá trị trúng thầu 5.650 tỉ đồng.