15 CTCK và ngân hàng làm nhà tạo lập thị trường công cụ nợ của Chính phủ năm 2019
Huy động trái phiếu chính phủ đủ nguồn bù đắp bội chi | |
Thủ tướng giao kế hoạch đầu tư vốn trái phiếu Chính phủ năm 2018 đợt 3 |
Trong số 15 nhà tạo lập thị trường công cụ nợ của Chính phủ năm 2019 có ba công ty chứng khoán là CTCP Chứng khoán Ngân hàng BIDV (BSC - Mã: BSI), Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Vietcombank (VCBS) và CTCP Chứng khoán TP HCM (HSC - Mã: HCM).
12 nhà tạo lập còn lại là các ngân hàng, bao gồm cả ngân hàng quốc doanh và ngân hàng TMCP như: Agribank, VietinBank, Vietcombank, BIDV, Sacombank, Techcombank, ...
Danh sách 15 nhà tạo lập thị trường công cụ nợ chính phủ năm 2019. Nguồn: Quyết định số 2355/QĐ-BTC |
Theo Điều 26, Nghị định 95/2018/NĐ-CP, nhà tạo lập thị trường công cụ nợ của Chính phủ trên thị trường chứng khoán phải thỏa mãn 4 điều kiện:
a) Là ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam;
b) Có vốn chủ sở hữu thực có trên báo cáo tài chính được kiểm toán của ba năm liền kề trước năm đăng ký làm nhà tạo lập thị trường không thấp hơn mức vốn điều lệ tối thiểu theo quy định của pháp luật liên quan;
c) Có thời gian hoạt động tối thiểu là 3 năm.
d) Tham gia mua công cụ nợ của Chính phủ trên thị trường sơ cấp và giao dịch trên thị trường thứ cấp với khối lượng tối thiểu do Bộ Tài chính quy định trong từng thời kỳ.
Điều 27 của Nghị định 95 quy định nhà tạo lập có các quyền sau:
a) Là đối tượng duy nhất được tham gia vào các phiên phát hành, mua lại hoán đổi công cụ nợ của Chính phủ theo phương thức đấu thầu;
b) Được ưu tiên lựa chọn làm tổ chức bảo lãnh chính đối với các đợt phát hành trái phiếu Chính phủ và công trái xây dựng Tổ quốc theo phương thức bảo lãnh;
c) Được tham gia trao đổi định kỳ về công tác phát hành và định hướng chính sách phát triển thị trường trái phiếu trong từng thời kỳ với Bộ Tài chính;
d) Được Kho bạc Nhà nước phát hành trái phiếu Chính phủ để đảm bảo thanh khoản theo quy định tại Điều 20 của Nghị định này;
đ) Được ưu tiên tham gia các phiên thỏa thuận mua lại hoặc thỏa thuận hoán đổi công cụ nợ của Chính phủ theo thông báo của Bộ Tài chính.
Mua tối thiểu 2.500 - 4.800 tỉ đồng công cụ nợ của Chính phủ
Theo công văn hướng dẫn nghĩa vụ, quyền lợi và tiêu chí đánh giá nhà tạo lập thị trường công cụ nợ của Chinh phủ năm 2019 do Bộ Tài chính ban hành, nhà tạo lập thị trường có một số nghĩa vụ như:
Trong kì đánh giá từ 1/11/2018 đến 31/10/2019, nhà tạo lập phải mua công cụ nợ của Chính phủ với khối lượng tối thiểu là 2.500 tỉ đồng với công ty chứng khoán hoặc 4.800 tỉ đồng với ngân hàng thương mại.
Nhà tạo lập thị trường phải đảm bảo 70% nghĩa vụ mua tối thiểu nêu trên có kì hạn từ 5 năm trở lên theo Nghị quyết của Quốc hội. Nghĩa vụ mua công cụ nợ của Chính phủ trên thị trường sơ cấp bao gồm khối lượng mua cho chính nhà tạo lập và khối lượng mua cho khách hàng.
Về nghĩa vụ giao dịch, nhà tạo lập là công ty chứng khoán phải có giá trị giao dịch tối thiểu là 1% tổng giá trị giao dịch của toàn thị trường, các ngân hàng phải có giá trị giao dịch tối thiểu là 2% tổng giá trị giao dịch của toàn thị trường.
Xem thêm |
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/