|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

[Phần 2] Khám phá công nghệ blockchain trong chuỗi cung ứng cà phê

15:00 | 16/11/2018
Chia sẻ
Mặc dù công nghệ này có thể được nhắc đến nhiều trong lĩnh vực tiền tệ mã hóa (crypto-currency), nhưng thực sự blockchain có thể giúp Coffee Manufactory ghi lại được những dữ liệu chuỗi cung ứng cực kỳ phức tạp mà trước đây chưa bao giờ có thể.

Bắt tay với Falcon Coffees tại Uganda, Coffee Manufactory đã tạo ra một mô hình kinh doanh mới xoay quanh khả năng truy xuất nguồn gốc và xác định được chất lượng lẫn đo đạc hiệu quả của chuỗi cung ứng cà phê.

Konrad Brits, Giám đốc điều hành của Falcon Coffees, một người bạn lâu năm của Jordan, đã phát triển một giải pháp blockchain của cho họ với tên gọi Blueprint.

Nói một cách đơn giản, giải pháp này là một bảng ghi cho phép các đối tác cung ứng ghi nhận lại dữ liệu giao dịch offline một cách minh bạch thông qua điện thoại thông minh (smartphone) của họ, giải pháp thậm chí còn hỗ trợ ghi nhận đến mức dữ liệu của từng hộ nông dân trồng cà phê.

Để đánh giá mức độ hiệu quả của hệ thống, Jordan và nhóm dự án cùng với tổ chức Scientific Certification Systems (SCS) đã phát triển ra 12 tiêu chí KPI xoay quanh các vấn đề như sức khỏe, đào tạo – giáo duc cho đến thu nhập của người nông dân.

Các tiêu chí này sẽ được đo lường dựa trên các dữ liệu đầu vào thu thập và ghi nhận trên Blueprint qua đó giúp xác định được dữ liệu đầu ra tại mỗi giai đoạn giao dịch.

Qua đó, Blueprint mang đến tính chất minh bạch của công nghệ blockchain vào chuỗi cung ứng và đến việc cho phép các bên liên quan có thể truy xuất được dữ liệu xử lý, sản xuất cà phê để xác định tính chính xác cũng như theo dõi lợi nhuận, giá trị trong suốt chuỗi cung ứng.

phan 2 kham pha cong nghe blockchain trong chuoi cung ung ca phe

“Trong nhiều năm qua, trên thị trường có luôn có một lượng lớn nhà sản xuất trong những chuỗi cung ứng. Chúng tôi tin rằng khi tìm được tiêu chí KPI và giải pháp công nghệ chính xác, chẳng hạn như blockchain, những nhà sản xuất cà phê có thể hiểu rõ hơn quy trình sản xuất của họ và những tiêu chí KPI của chúng tôi khác biệt với những chứng nhận”, Jordan giải thích.

Thay vào đó, KPI hướng đến cung cấp cho nhà sản xuất một cơ hội để nắm rõ những dữ liệu sản xuất và cung ứng của họ trong lúc giúp họ nâng cao và cải thiện các hoạt động thương mại một cách bền vững hơn.

Đây là một trong những lần đầu tiên chúng tôi có thể ghi nhận lại những dữ liệu từ nông trại cho đến khách hàng tại mỗi thời điểm quan trọng trong chuỗi cung ứng.

Giải pháp này xoay quanh thu nhập của từng hộ sản xuất, xác định nông trại, xác định chuỗi cung ứng, minh bạch dữ liệu, hay thậm chí nó còn cho phép ghi nhận lại hầu như tất cả các dữ liệu từ lúc bắt đầu cho đến lúc xuất khẩu, đến chúng tôi và cuối cùng là tận tay khách hàng, chỉ bằng điện thoại di động”, Jordan chia sẻ.

Các dự án thử nghiệm tại Colombia và Uganda vẫn đang ở những giai đoạn đầu tiên, nhưng với việc áp dụng công nghệ mới, rất khác biệt này cho phép các chuỗi cung ứng có thể nhanh chóng cải tiến các quy trình phức tạp nhất của họ cực kỳ hiệu quả. Nhưng câu hỏi đặt ra là, mô hình thương mại của Coffee Manufactory sẽ tương tác như thế nào với các tiệm, quán cà phê?

“Phần lớn người tiêu dùng có rất ít thời gian, và những thông tin về chuỗi cung ứng cà phê là rất phức tạp và khó hiểu. Nói một cách đơn giản, chúng tôi phải cho mọi người biết rằng, những người nông dân làm việc với chúng tôi sẽ nhận được ít nhất 75% giá FOB.

Và khi chúng tôi phát triển, chúng tôi phải kết nối và giải thích cho người tiêu dùng hiểu rõ, đây đang là cái giá ổn định đối với người nông dân để đảm bảo rằng những người nông dân đó có được chi phí lợi nhuận bền vững.”

Đã có rất nhiều cảnh báo đối với nền công nghiệp cà phê kể từ khi giá trần cà phê rớt xuống dưới 1 USD vào tháng 8/2018. Kể cả các hành động cứu cánh lớn như quỹ hỗ trợ 20 triệu USD của start up cho các nông dân gặp khó khăn ở Nam Mỹ cũng chưa giải quyết được những vấn đề kinh tế cho những người nông dân trồng cà phê nghèo khó trên khắp thế giới.

Jordan đã chứng kiến những ảnh hưởng lớn xảy ra khi sụt giảm giá cà phê nghiêm trọng và ông đã nhấn mạnh rằng với mức độ biến động quá lớn của thị trường sẽ chỉ mang lại tin xấu cho nền công nghiệp cà phê về lâu dài.

“Cần phải có một sự thay đổi tập trung trong ngành, nếu không chúng ta sẽ thấy một chuỗi phản ứng ngược lại không xa. Những người nông dân sẽ ngừng sản xuất và giá cà phê khi đó sẽ tăng vọt không kiểm soát lên mức 2 USD. Hiệu ứng ‘yo-yo’ này sẽ tiếp tục tổn thương nền công nghiệp sâu hơn và thậm chí ảnh hưởng rất xấu đến chất lượng sản phẩm”, ông cảnh báo.

Các đột phá trong công nghệ có thể hỗ trợ nền công nghiệp với những công cụ tốt nhất để có thể hiểu rõ được những quy trình cực kỳ phức tạp trong chuỗi cung ứng và giúp tạo tiền đề cho những quyết định mua bán thông minh, đảm bảo quyền lợi cho người nông dân và người tiêu dùng.

Cho dù những công nghệ đó có là QR code scanning, hay dán nhãn nguồn gốc chi tiết hơn, hay minh bạch dữ liệu hay thậm chí truy xuất nguồn gốc – đó đều là những cơ hội để người tiêu dùng có thể hỗ trợ để xây dựng một cộng đồng cà phê vững mạnh hơn.


Cẩm Tiên