[Phần 2] Alibaba, Tencent và cuộc đuổi bắt 'trên mây' khốc liệt ở Trung Quốc: Chiến lược của kẻ đi sau
Đám mây là mảng kinh doanh nắm giữ chìa khoá vàng
Cạnh tranh trong lĩnh vực điện toán đám mây có sức nặng hơn rất nhiều. Các nhà quan sát nói rằng dịch vụ này không chỉ sinh ra hàng tỉ USD doanh thu mà còn giúp định hình ngành công nghệ Trung Quốc khi các thành phố, ngành công nghiệp và tất cả công nghệ trong tương lai sẽ đều phụ thuộc vào điện toán đám mây.
"Điện toán đám mây là tương lai", Ethan Qi, một nhà phân tích của CounterPoint, nói. Khi các công ty đẩy mạnh số hoá vận hành của mình, đây sẽ là lực đẩy giúp các đơn vị cung cấp điện toán đám mây phát triển.
"Tôi tin rằng điện toán đám mây sẽ trở thành lực đẩy chính cho sự tăng trưởng của Alibaba và Tencent trong tương lai", anh chia sẻ thêm.
Ở thời điểm hiện tại, mảng điện toán đám mây của cả hai cái tên nêu trên dù vậy đều đang lỗ. Mặc dù có doanh thu phát triển mạnh, mảng đám mây của Alibaba lỗ hơn 1 tỉ Nhân dân tệ (145 triệu USD) chỉ tính riêng trong quý I năm nay. Tencent không chia sẻ cụ thể con số của mình.
Nhìn chung, doanh thu của cả Alibaba và Tencent đều tăng mạnh trong những năm gần đây. Tencent năm ngoái ghi nhận lợi nhuận ròng 78,7 tỉ Nhân dân tệ, tăng lên từ 23,8 tỉ Nhân dân tệ so với năm 2014.
Cùng lúc, con số này của Alibaba là 87,6 tỉ Nhân dân tệ, tăng lên từ 24,2 tỉ Nhân dân tệ so với bốn năm trước đó.
Dù vậy, đám mây mới là mảng kinh doanh nắm giữ chìa khoá vàng để hai ông lớn này vươn mạnh chiếc vòi của mình tới các mảng kinh doanh hướng đến người tiêu dùng đại trà và đáp ứng được nhu cầu của các khách hàng trong cùng ngành – một chuyển đổi quan trọng khi tăng trưởng đang chững lại tại Trung Quốc trong bối cảnh kinh tế đi xuống.
Mặc dù doanh số từ dịch vụ điện toán đám mây chỉ chiếm thị phần một con số tronng doanh thu của Alibaba, CEO Daniel Zhang cho hay mảng vận hành của nó rồi sẽ phát triển vượt qua thương mại điện tử. "Tôi cho rằng đám mây sẽ là ngành kinh doanh chính của Alibaba trong tương lai", Zhang nói với CNBC hồi năm ngoái.
Tencent cũng không hề tỏ ra kém cạnh khi nói điện toán đám mây sẽ là một trong những mảng kinh doanh cốt lõi của mình cùng game và mạng xã hội. Tencent theo đó mong muốn trở thành "một trợ lý số cho tất cả các ngành công nghiệp".
Qi cũng cho rằng sức mạnh từ vận hành dịch vụ điện toán đám mây sẽ mang đến sức mạnh để Tencent và Alibaba tiếp tục đạt được lợi thế ở các mảng khác. "Cả hai đều là những cái tên lớn trong mảng dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo", anh nói. "Dịch vụ đám mây sẽ là cơ hội để thể hiện công nghệ mà họ có".
Để dễ hiểu, có thể so sánh dịch vụ đám mây như một con đường cao tốc. Các dịch vụ dựa trên điện toán đám mây khi đó sẽ là các cửa hàng trên con đường này. Các khách hàng đang đi trên đường cao tốc của Tencent sẽ có nhiều khả năng "mua sắm" ngay ở cửa hàng trên đường, thay vì phải thay đổi lộ trình và làm việc với Alibaba.
Chiến lược của kẻ đi sau
Là người đến sau, Tencent lựa chọn chiến lược "tiến đánh" trước những gì là thế mạnh của mình. Trong mảng game – nơi Tencent là nhà phát hành số một tại Trung Quốc – Tencent đã thuyết phục được 75% các công ty game đối tác dùng dịch vụ điện toán đám mây của mình.
Đơn vị vận hành ứng dụng nhắn tin WeChat, với 1,1 tỉ người dùng hàng tháng, cũng tận dụng sức mạnh trong mảng mạng xã hội của mình. Ít nhất 160.000 cửa hàng, nhà hàng và các dịch vụ kinh doanh khác dùng WeChat để kết nối với khách hàng cũng dùng dịch vụ đám mây của Tencent.
Nhưng để đánh bại được AliCloud, Tencent biết mình cần làm nhiều hơn thế.
Shanghai Anchnet Network Technology, một nhà phát triển các phần mềm đám mây, cũng chuyển đổi từ dịch vụ của AliCloud sang Tencent Cloud với cú hích đến từ thực tế: "Tencent đã đầu tư 100 triệu Nhân dân tệ vào chúng tôi", một nhân viên Anchnet giấu tên nói với Nikkei Asian Review.
(Nguồn: Nikkei/ Alibaba/ Tencent, Việt hoá: Thái Sơn)
Mặc dù công nghệ đám mây của Tencent chưa vượt trội hơn Alibaba, người này nói thêm, "lãnh đạo của chúng tôi muốn nhận được đầu tư". Vì thế Anchnet đã quay lưng với AliCloud, mang theo đó là 2.000 công khác đang sử dụng phần mềm của hãng này.
Thương vụ nói trên cũng tạo động lực để Anchnet quảng bá dịch vụ đám mây của Tencent: Anchnet được kì vọng sẽ mang về số hợp đồng trị giá 100 triệu Nhân dân tệ một năm hoặc sẽ bị phạt.
"Tencent đã có được nhiều đối tác kinh doanh như cúng tôi", người này chia sẻ. "Đó là lý do tại sao họ lại mở rộng thị phần nhanh chóng đến vậy".
Các nhà phân tích trong khi đó đều nhận định rằng dù Alibaba đã tiến xa, một phần lớn của thị trường Trung Quốc vẫn đang bỏ ngỏ.
Khi nói đến chinh phục các nhà sản xuất và các khách hàng nằm ngoài vùng an toàn – bán lẻ với Alibaba và giải trí với Tencent – cả hai đều đang có chung điểm xuất phát, Rachel Liu, một nhà phân tích của IDC China, nói. "Sự thành công trong lĩnh vực đó phụ thuộc vào tốc độ xây dựng được một hệ sinh thái và sức hấp dẫn của nó".
Hồi tháng 5, Tencent tổ chức Hội nghị Hệ sinh thái số Toàn cầu lần đầu ở Côn Ming, Trung Quốc.
Tại đó, một kĩ sư đã trình diễn cho người tham dự thấy một loạt các sản phẩm như khoá thông minh, kiểm soát độ ẩm trong nhà và các thiết bị Internet vạn vật khác. Tất cả đều được phát triển trên nền tảng đám mây của Tencent, mà các nhà phát triển không phải trả một đồng nào.
"Chúng tôi muốn cung cấp giải pháp cho tất cả các đơn vị phát triển thiết bị Internet vạn vật", kĩ sư nêu trên nói.
Theo anh, bất kì ai cũng có thể tận dụng nền tảng miễn phí của Tencent để phát triển phần mề của mình nhưng các công ty phụ thuộc vào sự tiện dụng của nó sẽ đòi hỏi nhiều hơn. Đây là lúc Tencent có thể thu phí dịch vụ.
Bên cạnh đó, một khi một số lượng lớn thiết bị đã ở trên nền tảng của mình, các nhà phát hành phần mềm cho ngành Internet vạn vật cũng sẽ làm diều đó, và Tencent sẽ có sự hiện diện trong tất cả các phần mềm được phát triển.
Jack Ma của Alibaba (bên trái) và Pony Ma của Tencent (bên phải) có cái nhìn khác nhau về điện toán đám mây vào năm 2009. (Ảnh: AP)
Để biến điều này thành hiện thực, kĩ sư nói Tencent đang đầu tư mạnh vào phát triển đội ngũ với ít nhất từ 20 đến 30 nhân sự mới tuyển trong năm tháng đầu năm nay.
Mặc cho những nỗ lực của Tencent, một nhà phân tích khác lại nói Alibaba vẫn có nhiều cơ hội chiến thắng trước các đơn vị sản xuất thiết bị Internet vạn vật ở Trung Quốc hơn nhờ "kiến thức tầm chuyên gia" ở mảng điện toán đám mây họ có được trong suốt những năm qua.
Kể từ khi ra mắt mảng dịch vụ này vào năm 2009, Alibaba đã có đội ngũ nhân sự hơn 10.000 người. Con số này, ở Tencent, dừng lại ở 4.000.
Dù thế, Dowson Tong, Phó Chủ tịch phụ trách mảng điện toán đám mây của Tencetn vẫn tỏ ra tự tin đồng thời khẳng định Tencent sẽ tiếp tục rót đầu tư.
"Chúng tôi thấy một nhu cầu lớn cho hạ tầng và đám mây", Tong nói. "Chúng tôi sẽ tăng đầu tư trong mảng kih doanh đám mây và tất cả các mảng khác có liên quan… và sẽ tiếp tục làm điều đó".
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/