|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Phá sản ngân hàng - Hậu quả gì cho nền kinh tế?

07:30 | 15/04/2017
Chia sẻ
Khủng hoảng niềm tin là hậu quả quan trọng nhất khi xảy ra sự kiện ngân hàng bị mất khả năng thanh toán và đứng trước bờ vực phá sản. Vấn đề này cần được kiểm soát để tránh dẫn đến khủng hoảng hệ thống.
pha san ngan hang hau qua gi cho nen kinh te
Phá sản ngân hàng sẽ gây ra nhiều hậu quả cho nền kinh tế (Ảnh minh họa)

Theo Luật Phá sản năm 2014, phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.

Một tổ chức tín dụng (TCTD) bị coi là lâm vào tình trạng phá sản khi bị mất khả năng thanh toán và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có văn bản chấm dứt kiểm soát đặc biệt hoặc văn bản chấm dứt áp dụng hoặc không áp dụng biện pháp phục hồi khả năng thanh toán mà TCTD vẫn mất khả năng thanh toán.

Phá sản là hình thức không mới đối với các doanh nghiệp hiện nay, tuy nhiên đối với TCTD, đặc biệt là ngân hàng thì đây là một cụm từ cực kỳ nhạy cảm và trên thực tế chưa xảy ra tại Việt Nam. Ngay cả khi một số ngân hàng đã xảy ra việc mất khả năng thanh toán nhưng việc phá sản cũng không diễn ra.

Những năm qua dưới tác động của những đợt suy giảm kinh tế và khủng hoảng về bất động sản đã đẩy một số ngân hàng nhỏ tại Việt Nam lâm vào tình trạng mất thanh toán. Vậy điều gì đã khiến NHNN kiểm soát không để xảy ra việc những ngân hàng phá sản và đây liệu có phải là phương án tối ưu cho nền kinh tế thị trường hiện nay.

Phá sản ngân hàng và cuộc khủng hoảng niềm tin

Khi một ngân hàng phá sản, người gửi tiền sẽ phải gánh chịu rủi ro không được hoàn trả lại hoặc chỉ được chi trả một phần số tiền đã gửi từ bảo hiểm tiền gửi, hay từ giá trị phân chia tài sản ngân hàng sau phá sản theo quyết đinh của tòa án. Hiện tại số tiền tối đa được bảo hiểm tiền gửi chi trả đối với khoản tiền gửi của một người tại một TCTD là 50 triệu đồng, còn số này vẫn còn khá khiêm tốn so với lượng tiền gửi thực tế.

Điều này dẫn đến một cuộc khủng hoảng niềm tin khiến cho người dân đồng loạt đi rút tiền. Thay vì gửi ngân hàng, tiền được cất giữ tại nhà, dẫn đến hệ quả thiếu nguồn vốn cho việc đầu tư trở lại nền kinh tế. Không chỉ dừng lại ở đó, tình trạng này sẽ tạo ra hiệu ứng “Đôminô” với các ngân hàng khác, gây ra cuộc khủng hoảng về niềm tin đối với toàn bộ nền kinh tế.

Mặt khác, huy động vốn từ tiền gửi khách hàng là nguồn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn của ngân hàng thương mại của Việt Nam. Tỷ lệ tiền gửi khách hàng của ngân hàng trung bình chiếm khoảng 70% - 80% trên tổng nguồn vốn.

Do vậy, nếu khủng hoảng xảy ra, hệ thống ngân hàng sẽ gánh chịu hậu quả nặng nề và rất dễ lâm vào trạng thái mất khả năng thanh toán. Nếu không có yếu tố tác động từ nhà nước, hệ thống ngân hàng có thể sẽ sụp đổ, ảnh hưởng trầm trọng đến sự phát triển kinh tế quốc gia.

pha san ngan hang hau qua gi cho nen kinh te
Tổng nguồn vốn và huy động khách hàng các ngân hàng năm 2016 - Đvt: triệu đồng. (Nguồn: Diệp Bình tổng hợp)

Khủng hoảng niềm tin được thể hiện ở chỗ chỉ cần một thông tin bất lợi cũng có thể ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng.

Đơn cử như tại thời điểm xảy ra sự kiện bầu Kiên bị bắt, Ngân hàng Á Châu - ACB rơi vào khủng hoảng khi hàng loạt khách hàng liên tiếp đến rút tiền. Chỉ trong một ngày lượng tiền rút khỏi ACB lên đến 240 triệu USD, đây được xem là ”ngày thứ ba đen tối” của ACB. Sự kiện này khiến NHNN phải bơm vào hệ thống ngân hàng gấp đôi lượng tiền so với bình thường.

Nhờ xử lý kịp thời của ACB khi đưa ra liên tục khẳng định tính an toàn của hệ thống và sự cam kết của NHNN về việc sẽ đảm bảo tất cả các nghĩa vụ thanh toán của ACB đối với khách hàng, đã đem niềm tin trở lại cho khách hàng. Tính đến thời điểm hiện tại, có thể nói ACB đã vượt qua được cuộc khủng hoảng này.

Khủng hoảng diễn ra trên toàn hệ thống

Khủng hoảng niềm tin ở trên nếu không được xử lý một cách kịp thời và hợp lý sẽ dẫn đến khủng hoảng trên toàn hệ thống. Dẫn chứng lớn nhất cho hiệu ứng này là cuộc khủng hoảng ngân hàng tại Tây Ban Nha. Sự thất bại của các ngân hàng và nạn rút tiền ồ ạt của khách hàng đã trở nên lan rộng trên Eurozone.

Chính quyền đã phải bỏ ra hàng loạt các khoản chi để đưa ra các gói cứu trợ liên quan đến các khoản vay bất động sản, khả năng thanh toán của các ngân hàng. Ngân hàng trung ương phải liên tục bơm tiền cho các ngân hàng thương mại vay để đảm bảo tính thanh khoản. Trong khi vào tháng 6/2011, số tiền vay chỉ ở mức dưới 50 tỷ euro thì đến tháng 3/2012 đã tăng lên đến 264 tỷ euro, ngoài ra ngân hàng Tây Ban Nha cũng mượn tiền từ ECB khoảng 285 tỷ euro tương đương 27% GDP.

Sau Tây Ban Nha, khu vực Bồ Đào Nha và Síp cũng rơi vào khủng hoảng ngân hàng do bị ảnh hưởng của của khu vực. Chính phủ phải liên tiếp bơm tiền vào các ngân hàng để cố gắng kiểm soát tình hình.

Đây là một trong những nguyên nhân chính mà tới thời điểm hiện tại ở Việt Nam chưa từng có một vụ phá sản ngân hàng nào được giải quyết tại tòa án. Nếu một ngân hàng bị mất khả năng thanh toán, NHNN sẽ thực hiện các biện pháp kiểm soát đặc biệt và hỗ trợ tạm thời để ngân hàng có thể tự vực dậy mình.

Biện pháp này nhằm mục đích hạn chế tối đa sự đổ vỡ của TCTD bị kiểm soát, đồng thời khoanh vùng, hạn chế sự lan rộng sang các TCTD khác gây ra những bất ổn cho toàn hệ thống.

pha san ngan hang hau qua gi cho nen kinh te Bước tiến mới tái cơ cấu ngân hàng

Dự thảo Luật Hỗ trợ tái cơ cấu các tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu (dự thảo luật) vừa được Ngân hàng ...

pha san ngan hang hau qua gi cho nen kinh te Nâng hạn mức chi trả bảo hiểm tiền gửi là cần thiết

Câu chuyện thí điểm cho phá sản ngân hàng đã được nhắc đến tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa 14, cho thấy sự ...

pha san ngan hang hau qua gi cho nen kinh te Thí điểm phá sản ngân hàng: Cần hiểu cho đúng!

Theo diễn giải của Đại biểu Quốc hội Nguyễn Đức Kiên, chúng ta cần hiểu ý của Phó Thủ tướng, ngay cả trong trường hợp ...

pha san ngan hang hau qua gi cho nen kinh te BVSC: Phá sản ngân hàng có thể giúp cho hệ thống khỏe mạnh hơn

Theo BVSC, thí điểm phá sản ngân hàng sẽ khiến người dân có trách nhiệm hơn với tiền của mình cũng như giúp minh bạch ...

Diệp Bình