|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Ông trùm dược phẩm Ấn Độ chạy đua với thời gian để tận dụng cơ hội vàng ở Trung Quốc

15:14 | 17/05/2019
Chia sẻ
Sun Pharmaceutical Industries Ltd, tập đoàn dược phẩm lớn thứ hai Ấn Độ, đang tìm một đối tác ở Trung Quốc để giúp họ giành thị phần lớn hơn tại thị trường dược phẩm lớn thứ hai thế giới, trong bối cảnh chính phủ nước này đang thực hiện chiến dịch giảm chi phí chăm sóc sức khỏe.

Khi hoạt động kinh doanh tại Mỹ đang phục hồi, vị tỷ phú sáng lập Sun Pharma - ông Dilip Shanghvi - đặt kỳ vọng lớn vào Trung Quốc và cho rằng giới quan sát thị trường đang đánh giá thấp tiềm năng dành cho nhà sản xuất dược phẩm lớn nhất Ấn Độ.

Cơ hội lớn khi Trung Quốc muốn giảm chi phí chữa bệnh

Trong cuộc phỏng vấn với tổng biên tập John Micklethwait của Bloomberg ở Mumbai hôm 9/5, ông Shang Shanghvi nói: "Chúng tôi có cơ hội lớn ở thị trường Trung Quốc. Cơ hội đó sẽ tạo ra một nguồn doanh thu mới đáng kể, và giới phân tích chưa tính nó vào phần định giá doanh nghiệp chúng tôi".

Chính phủ Trung Quốc đã triển khai một chương trình mua sắm thuốc số lượng lớn nhằm giảm chi phí cho người bệnh và các nhà sản xuất dược phẩm Ấn Độ như Sun Pharma (có trụ sở tại thành phố Mumbai) đã thấy tiềm năng để cạnh tranh. Trung Quốc sẽ nhập khẩu nhiều loại thuốc hơn và đẩy nhanh quy trình  phê duyệt các loại thuốc mới để thuốc tới tay bệnh nhân nhanh hơn.

Ông trùm dược phẩm Ấn Độ chạy đua với thời gian để tận dụng cơ hội vàng ở Trung Quốc - Ảnh 1.

Tỉ phú Dilip Shanghvi, người sáng lập tập đoàn dược phẩm Sun Pharma. Ảnh: livemint.com

Nỗ lực về mặt chính sách của Bắc Kinh diễn ra đúng thời điểm nhiều nhà sản xuất thuốc gốc đang lao đao vì cuộc chiến giá khốc liệt ở Mỹ, thị trường dược phẩm lớn nhất thế giới. Trong khi các đối thủ ở trong nước của Sun Pharma, như Laboratory và Cipla, đang mở rộng phạm vi ở Trung Quốc, ông Shanghvi hầu như giữ im lặng về kế hoạch của tập đoàn.

Mở rộng thần tốc

Shanghvi tiết lộ hoạt động kinh doanh của Sun Pharma tại Trung Quốc sẽ mở rộng trong 6 tới 9 tháng, và sẽ đóng góp "vài phần trăm" vào tổng doanh số 4 tỉ USD của tập đoàn trong 3 năm tới. Hiện tại, chi nhánh của tập đoàn ở Trung Quốc hầu như không đóng góp vào doanh thu của tập đoàn.

Trong một bài viết ngày 27/2, nhà phân tích Piyush Nahar ở Ấn Độ nhận định thị trường dược phẩm có quy mô 160 tỉ USD ở Trung Quốc đang là trọng tâm của những hãng thuốc gốc Ấn Độ vì các loại thuốc mà Mỹ phê chuẩn sẽ được giới chức Trung Quốc chấp nhận nhanh hơn.

 "Dù cải cách khiến thị trường Trung Quốc trở nên hấp dẫn, thì việc đẩy mạnh hoạt động và  tìm kiếm lợi nhuận sẽ gặp phải những thách thức đáng kể. Không giống như ở  Mỹ, quá trình phân phối thuốc có vai trò rất quan trọng ở Trung Quốc và doanh nghiệp dược ngoại sẽ cần liên kết với đối tác bản địa và chấp nhận chi phí cao hơn", Nahar nhấn mạnh.

Tuy nhiên, tỉ phú Shanghvi vẫn tỏ ra tự tin. "Chúng tôi nhận thấy Trung Quốc rất quan tâm đến các sản phẩm mà chúng tôi có quyền  kinh doanh toàn cầu và công ty đã có thể dễ dàng thực hiện các cam kết tài chính quan trọng trong dài hạn", ông bình luận.

Thu Hồng

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.