Nước Mỹ khát pin điện
Galyen đã thiết kế bộ pin cho động cơ xe điện được sản xuất hàng loạt đầu tiên tại Mỹ, đồng thời là Trưởng phòng công nghệ tại một công ty sản xuất pin Trung Quốc hàng đầu thế giới. Ông có một quan điểm khác về trào lưu “điện hóa” ở Mỹ mà hiện các chính trị gia đang hết sức quan tâm.
Việc sản xuất và duy trì xe điện là quả đơn giản với nguồn lực của Mỹ, nhưng các phương tiện sử dụng điện cần pin, chính xác hơn là Lithium. Để chế tạo những bộ pin đó cần một lượng tài nguyên khổng lồ mà Mỹ chưa mấy đầu tư vào, gồm việc xây dựng những mỏ quặng đào kim loại hiếm như lithium, cobalt, niken.
Tiếp đó là có một dây chuyền xử lí kim loại thô thành nguyên liệu chế tạo pin có thể sạc lại, qua đó cung cấp cho các phương tiện thiết bị cần thiết. Đáng tiếc rằng, người đã chọn để đầu tư vào ngành công nghiệp này lại là kình địch của họ trên thương trường, Trung Quốc. Mỹ phải nhập những kim loại hiếm để sản xuất pin từ Argentina và Chile. Trong khi đó, Trung Quốc là quốc gia xử lý và xuất khẩu đến 60% lượng lithium và 80% lượng cobalt trên thế giới.
Galyen cho rằng nỗ lực của ông phụ thuộc hoàn toàn vào đảng nào đang cầm quyền ở Nhà Trắng. Tuy Tổng thống Biden một mực ủng hộ việc chuyển giao sang phương tiện sử dụng điện, thì ông lại hoàn toàn lên án ngành khai thác mỏ, chủ yếu do than và dầu khí.
Mà bạn không thể có những kim loại hiếm nếu bạn không thể có mỏ để khai thác. Chỉ cần xung đột Mỹ - Trung đẩy lên đỉnh điểm, dây chuyền nhập khẩu pin sẽ hoàn toàn bị chặn lại. Tuy khả năng xảy ra không quá cao, do quyết định sẽ tương đương một lời tuyên bố chiến tranh, nhưng Trung Quốc đã có những chính sách cấm vận kim loại hiếm với Nhật Bản vào năm 2010, một biện pháp tương tự với Mỹ có thể hoàn toàn được áp dụng. Nhiều người cho rằng, mối nguy hiểm về việc sử dụng phương tiện điện và yếu điểm trước Trung Quốc sẽ là một nỗi lo hơn là hiểm họa về thiết hụt dầu khí.
Sự chuyển giao vội vàng
Tổng thống Biden đã yêu cầu số lượng xe điện được bán trong cả nước phải lên tới 50% vào 2030 - quyết tâm này được ủng hộ bởi các hãng xe lớn như Ford và GM. Bang California còn tuyên bố sẽ chuyển đổi hoàn toàn các phương tiện thành xe điện vào năm 2035. Các bộ luật đa đảng về cơ sở hạ tầng đang yêu cầu đầu tư lên tới 7,5 tỷ USD cho các trạm sạc điện.
Các chuyên gia khai thác mỏ cũng như chủ tập đoàn cung cấp pin lithium đã tỏ ái ngại với những dự định táo bạo này. Những sự thay đổi vội vã này có vẻ như đang tập trung vào mục đích chính trị hơn là tầm nhìn thiết thực về bảo vệ môi trường.
Phải mất khoảng 10 năm để một quạng khai thai kim loại hiếm đi vào hoạt động hiệu quả. Giá cả cho các kim loại hiếm đang tăng vùn vụt. Hiện tại Tesla là một trong số ít công ty đã sớm ký kết được nguồn nguyên liệu riêng và không nằm trong số nạn nhân của trình trạng thiếu hụt pin.
Tuy việc sản xuất và duy trì phương tiện điện đang được nhiều sự chú tâm từ nhà nước, phân đoạn chế tạo và khai thác lại đang hoàn toàn bị bỏ bê. Việc thúc đẩy khai thác, vừa đi lùi với những lời hứa về bảo vệ môi trường, vừa ảnh hưởng đến cộng đồng người da đỏ bản địa, khi phần lớn những quặng mỏ đều yêu cầu sự thu hồi và tàn phá của địa bàn nơi họ sinh sống.
Sự giao tranh này vốn là một điểm căng thẳng trong lịch sử nước Mỹ, và chỉ mới gần đây, người da đỏ mới có được sự chú ý nhất định từ dư luận và qua đó chiến thắng các công ty dầu mỏ trên đấu trường pháp luật.
Để nhà nước trực tiếp quay ngược lại thành tựu đó sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của quốc gia. Và thiết thực hơn, là không thu được nhiều phiếu bầu từ những người trẻ ham muốn thay đổi. Mới tháng trước, chính quyền ông Biden đã đóng cửa một quặng mỏ niken, một kim loại hiếm chủ chốt khác, tại bang Minnesota do các quan ngại về môi trường. Năm ngoái, ông Biden đã hãm lại sự vận hành của một mỏ khai thác đồng ở Arizona, nơi mà cả ông Trump và ông Obama đã đều ra sức củng cố trong những nhiệm kỳ trước.
Bất đồng trong quan điểm
Mỹ vốn chưa bao giờ quá thành công trong việc cân bằng giữa các mục tiêu đối lập, đặc biệt khi liên quan cán cân giữa tài nguyên môi trường và ảnh hưởng đến xã hội, hay thậm chí các quốc gia khác.
Những chính sách ở khu vực Trung Đông trong vài thập kỷ qua là một ví dụ đau thương một cách tiêu biểu. Mỹ cần xe điện để bảo vệ môi trường, qua đó thúc đẩy công nghệ và tạo ra một trào lưu vững chắc và tích cực trong xã hội.
Để có thể sử dụng điện, họ cần pin, và pin cần các quặng mỏ, và các quặng mỏ vốn không phải là một hình ảnh tích cực trong tâm trí của người Mỹ hiện nay. Và trong cuộc đua về một thế giới chạy bằng điện, họ đang dần kém xa Trung Quốc.
Các công ty của Trung Quốc nắm điều khiển hay cổ phần trong hàng loạt các quặng mỏ từ Nam Mỹ đến Châu Phi. May rằng điều thiết yếu đang duy trì bộ máy dây chuyền sản xuất này chính là sự hợp tác quốc tế.
Trung Quốc vẫn phụ thuộc nhiều vào các hệ thống vận chuyển nguyên liệu thô ráp từ Mỹ và Úc, nhưng sự phụ thuộc đó sẽ không kéo dài. Các chuyên gia tin rằng, vấn nạn này không yêu cầu những biện pháp gay gắt kịp thời, nhưng nó yêu cầu chính quyền ông Biden và bộ máy nhà nước nói chung cần có một cái nhìn toàn diện hơn về dây chuyền sản xuất, qua đó, đưa ra những quyết định, tuy khó khăn, nhưng chính xác trên cán cân của lợi ích tương lai.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/