|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Nộp hồ sơ đề nghị cấp phép khẩn cấp máy trợ thở, CEO BKAV khẳng định sản phẩm tự nghiên cứu, sản xuất chứ không nhập linh kiện về lắp ráp như các đơn vị khác

11:14 | 04/08/2021
Chia sẻ
HFNC BAC385 là hệ thống trợ thở oxy dòng cao do Tập đoàn BKAV nghiên cứu, chế tạo.
Nộp hồ sơ đề nghị cấp phép khẩn cấp máy trợ thở, CEO BKAV khẳng định sản phẩm tự nghiên cứu, sản xuất chứ không nhập linh kiện về lắp ráp như các đơn vị khác - Ảnh 1.

Máy trợ thở dòng cao do BKAV phát triển. (Ảnh: Facebook Nguyễn Tử Quảng).

Sáng 4/8, trên trang Facebook cá nhân, ông Nguyễn Tử Quảng, CEO BKAV thông báo thống trợ thở oxy dòng cao HFNC BAC385 đã đạt chuẩn kỹ thuật. 

Đây là thiết bị y tế do chính BKAV phát triển, đã đạt chứng nhận ISO 13485:2017 cho quy trình sản xuất, do Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cấp trước đó. Tuy nhiên, để được lưu hành sử dụng, thiết bị cần đạt các chuẩn kỹ thuật.

Vừa qua tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam diễn biến phức tạp, cần nhiều máy trợ thở và máy thở. Do đó, BKAV đã đã nộp hồ sơ đề nghị cấp phép khẩn cấp cho BAC385. Nếu thiết bị được cơ quan chức năng đồng ý cấp phép thì sẽ được sử dụng trong thực tế.

Đặc biệt trong bài đăng của mình ông Quảng nhấn mạnh: "Khác với một số đơn vị đã nhập khẩu linh kiện và thiết kế có sẵn của máy thở để lắp ráp, việc nghiên cứu, thiết kế và sản xuất một thiết bị mới đầu tư BAC385 cần nhiều thời gian, công sức. Bù lại là sự chủ động trong nước và giá thành sản phẩm rẻ hơn nhiều lần."

Công ty cho biết quá trình nghiên cứu và nâng cấp diễn ra liên tục, sau nhiều tháng đã hoàn thiện sản phẩm. BKAV đã phối hợp với đơn vị kiểm định Vinacontrol, đo kiểm các tiêu chuẩn kỹ thuật. Đến nay, thiết bị đã được hiệu chỉnh và đạt chuẩn.

Trước đó tại Việt Nam, ngay từ tháng 6/2020, Bộ Y tế đã chính thức cấp số đăng ký lưu hành cho máy thở Vsmart VFS-510, do CTCP Nghiên cứu và Sản xuất Vinsmart, thuộc Tập đoàn Vingroup phát triển.

Vsmart VFS-510 là mẫu máy thở "made in Vietnam" đầu tiên được công nhận chính thức bởi Bộ Y tế. Máy thở xâm nhập Vsmart VFS-510 được phát triển dựa trên mẫu PB560 của hãng Medtronic đã được sử dụng phổ biến tại Việt Nam.

Trong đó, 70% các cụm linh kiện là do Vingroup chủ động nghiên cứu để tự sản xuất hoặc nội địa hóa, bao gồm cả các cụm linh kiện cốt lõi và phức tạp như quạt thổi khí (blower), các bo mạch (PCBA điều khiển, nguồn…), song song với tự chủ sản xuất bàn phím, màn hình hiển thị, vỏ máy, pin…

Cùng năm, Vingroup đã trao tặng 100 máy thở cho TP Đà Nẵng và 30 máy thở cho tỉnh Quảng Ngãi để chống dịch COVID-19.

Như vậy, nếu máy thở của BKAV được cấp phép, Việt Nam sẽ có hai doanh nghiệp đủ nền tảng để sản xuất loại thiết bị y tế này, đỡ được gánh nặng chi phí điều trị trong bối cảnh làn sóng COVID-19 thứ 4 đang diễn biến phức tạp với số ca nhiễm tăng cao.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Chí Dũng

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.