Sau khi vào được thị trường khó tính Nhật Bản, uy tín của quả vải Việt Nam cũng tăng lên và điều này đã tạo ra hiệu ứng dây chuyền để quả vải Việt Nam có thương hiệu trên toàn cầu.
100 tấn vải thiều Việt Nam sẽ đến Australia trong vài ngày tới. Nhằm kích cầu, quảng cáo kép, thương vụ Việt Nam tại Australiatổ chức chương trình: “Mua một sản phẩm nông nghiệp Việt Nam, được trúng thưởng một sản phẩm nông nghiệp khác”.
Lần đầu tiên vải thiều Việt Nam hạ cánh ở thị trường Hà Lan với giá 500.000 đồng/kg và được khách hàng phản hồi tích cực. Sau đó, hàng loạt đơn hàng từ siêu thị của Hà Lan, Pháp, Đức, Na Uy liên tục đổ về, những lô vải tiếp theo sẽ đến châu Âu vào 1 - 2 tuần tới.
Theo Cục Xuất nhập khẩu, Việt Nam là thị trường lớn thứ 2 cung cấp sắn lát và tinh bột sắn cho Trung Quốc. Tuy nhiên, tại thị trường này, sắn và các sản phẩm từ sắn của Việt Nam đang phải cạnh tranh mạnh với Thái Lan.
Dù lĩnh vực chế biến nông sản được đánh giá là ngành hái ra tiền, siêu lợi nhuận nhưng các doanh nghiệp vẫn e dè khi lấn sân vào lĩnh vực này, đặc biệt là chế biến rau củ quả. Điều gì khiến lĩnh vực chế biến rau quả này chưa thể phát triển dù tiềm năng và dư địa phát triển là khá lớn?
Trước tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, Bộ NN&PTNT đề nghị 6 Bộ (Ngoại giao, Y tế, Công Thương, Giao thông Vận tải, Công an, Tài chính) cùng phối hợp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy vận chuyển, tiêu thụ nông sản trong bối cảnh dịch COVID-19.
Doanh số Thực phẩm Sao Ta tiếp tục ghi nhận mức tăng 17% so với cùng kỳ. Mặc dù vậy, trước thực trạng chi phí logistics trên toàn thế giới vẫn ở mức cao cùng với chi phí nhân công tăng do dịch bệnh, lợi nhuận của Sao Ta có thể vẫn tiếp tục sụt giảm.
Giá nguyên liệu đầu vào tăng cao trong thời gian qua đã ảnh hưởng không nhỏ tới nhiều ngành hàng trong nước, tuy nhiên giá cả được cho là sẽ bớt căng thẳng hơn trong nửa cuối năm nay.
Trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, nhu cầu thuê kho lạnh được dự báo sẽ tăng mạnh khi nông sản vào vụ. Trong khi, số lượng kho lạnh hiện có chưa đáp ứng được nhu cầu bảo quản nông sản, thủy sản phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
Kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Trung Quốc trong 4 tháng đầu năm nay đạt 4 tỷ USD tăng 36,5% so với cùng kỳ năm 2020. Tuy nhiên, hiện nhiều sản phẩm nông sản đang vào mùa vụ thu hoạch và Trung Quốc là thị trường xuất khẩu chính có nguy cơ gây áp lực lưu thông hàng hóa để đưa lên các tỉnh biên giới xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc trong thời gian tới.
Chính phủ Nhật Bản và các doanh nghiệp Nhật Bản đang đấu tranh chống nạn sao chép ở nước ngoài, thực hiện các biện pháp để bảo vệ tính toàn vẹn của các sản phẩm “made in Japan”, từ dâu tây cho đến rượu whisky.
Nhiều siêu thị lớn đã bắt tay vào chiến dịch "giải cứu" nông sản giúp nông dân tỉnh Hải Dương vượt khó khăn về tiêu thụ trước mắt. Nông sản chở đi các tỉnh tiêu thụ được kiểm dịch nghiêm ngặt từ khâu thu hoạch tới vận chuyển.
Các chuyên gia phân tích của VDSC cho rằng bộ đệm để ứng phó với áp lực tỷ giá là dự trữ ngoại hối đã hao hụt đáng kể trong năm 2024, ước tính khoảng 8-10 tỷ USD. Điều này khiến cho tỷ giá dễ biến động khi có áp lực về luồng ngoại tệ rút ra.