|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Nikkei: Cách Central Group đối phó với cuộc khủng hoảng sẽ tác động đến triển vọng phát triển của tập đoàn tại Việt Nam

14:07 | 05/07/2019
Chia sẻ
Vào hôm 4/7, một quan chức Việt Nam cho biết tập đoàn Central Group sẽ tạm ngưng đặt hàng may mặc của doanh nghiệp Việt Nam trong 15 ngày do một số nhà cung cấp địa phương không đáp ứng các qui định và cam kết mà họ đã đồng ý trước đó. tạm dừng hoạt động thu mua các sản phẩm may mặc từ các nhà cung cấp ngành hàng may mặc tại Việt Nam
1

Hàng chục doanh nghiệp may mặc và nhân viên tập trung bên ngoài văn phòng chi nhánh TP HCM của Central Group hôm 3/7. (Ảnh: Nikkei Asian Review)

Theo Nikkei Asian Review, động thái này đã làm rõ hành động của tập đoàn bán lẻ Thái Lan trong vài ngày qua.

Công ty con của Central Group tại Việt Nam đã gửi thư cho các nhà cung cấp địa phương vào hôm 2/7, thông báo Big C Việt Nam sẽ tạm dừng hoạt động thu mua các sản phẩm may mặc từ các nhà cung cấp ngành hàng may mặc tại Việt Nam kể từ ngày 2/7.

Việc này nhằm chuẩn bị cho kế hoạch tái cấu trúc ngành hàng may mặc của Tập đoàn tại thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, Central Group không đề cập khi nào đợt đình chỉ kết thúc.

Điều này đã dẫn đến việc nhiều nhà cung cấp và công nhân kéo đến văn phòng Tập đoàn Central tại TP HCM để phản đối hôm 3/7.

Vào chiều 4/7, Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải đã trao đổi với truyền thông sau khi Bộ Công thương tổ chức một cuộc họp với chuỗi siêu thị Big C (thuộc sở hữu của Central Group) và Hiệp hội Dệt may Việt Nam vào đầu ngày.

Theo Cục Quản lí Thị trường thuộc Bộ Công thương, Central Group cho biết một số nhà cung cấp Việt Nam đã không tuân thủ qui định và bỏ qua các cam kết mà họ từng đồng thuận.

"Chúng tôi bảo vệ và tôn trọng lợi ích của nhà đầu tư nước ngoài, tuy nhiên cũng kiên quyết bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp và người tiêu dùng Việt Nam", phát ngôn viên Bộ Công thương cho biết.

Theo ông Hải, sau cuộc họp đại diện của Big C hứa sẽ tiếp tục đặt hàng từ 50 doanh nghiệp địa phương và 100 doanh nghiệp trong tuần tới.

Hàng chục nhà cung cấp hàng may mặc Việt Nam và nhân viên đã tập họp bên ngoài văn phòng chi nhánh TP HCM của Central Group, giơ bản hiệu phản đối hôm 3/7. Trong đó, một tấm bảng ghi: "Central Group vô đạo đức trong kinh doanh".

Big C Việt Nam sau đó đã đưa ra một tuyên bố: "Công ty đang trong quá trình đánh giá hơn 200 nhà cung cấp hàng may mặc để phát triển sản phẩm với chất lượng tốt nhất, nhằm đáp ứng các điều kiện không chỉ cho thị trường nội địa mà còn hướng đến xuất khẩu sang các nước khác".

Central Group đã không phản hồi yêu cầu bình luận từ Nikkei Asian Review.

Central Group là nhà bán lẻ lớn nhất Thái Lan, được điều hành bởi ông trùm Tos Chirativat. Công ty con tại Việt Nam được thành lập vào năm 2011.

Tập đoàn hiện vận hành một loạt doanh nghiệp, gồm chuỗi cửa hàng thiết bị điện tử Nguyễn Kim và chuỗi văn phòng phẩm LookKool, tuy nhiên Big C vẫn là trung tâm của kế hoạch mở rộng.

Central Group đã đánh bại Tập đoàn TCC Group của Thái Lan cùng các công ty địa phương và tập đoàn quốc tế khác để mua lại chuỗi siêu thị Big C Việt Nam từ "ông lớn" Casino Group của Pháp hồi năm 2016 với giá 920 triệu euro (1,04 tỉ USD).

"Qui mô của nền kinh tế Việt Nam nhỏ hơn Thái Lan, nhưng lại phát triển với tốc độ nhanh hơn", ông Tos chia sẻ với phóng viên Nikkei Asian Review hồi năm 2016. "Trong những năm tới, Việt Nam sẽ phát triển và tăng trưởng hơn nữa".

Nền kinh tế Thái Lan đang chững lại, khiến doanh nghiệp nước này tìm kiếm cơ hội phát triển ở thị trường nước ngoài. Các nhà phân tích cho biết cách Central Group đối phó với cuộc khủng hoảng hiện tại sẽ tác động thực sự đến triển vọng của họ tại Việt Nam.

Khả Nhân

Chủ tịch Kinh Bắc: Thị trường bất động sản muốn ấm phải chờ sang năm
Theo ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch HĐQT Kinh Bắc, thị trường bất động sản đến thời điểm này vẫn chưa ấm lên và có thể sẽ có dấu hiệu phục hồi theo hướng phát triển bền vững từ cuối năm nay.