|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Nikkei: Áp dụng Nghị định mới về IPO từ 1/1/2018, kỳ vọng thúc đẩy tiến trình cổ phần hóa

16:18 | 29/12/2017
Chia sẻ
Những thay đổi trong nghị định mới về IPO bao gồm việc xây dựng quy trình xây dựng sổ sách, giảm bớt các hạn chế đối với các đối tác chiến lược, thắt chặt thủ tục định giá doanh nghiệp Nhà nước. Các quy định mới về xây dựng sổ sách, bảo lãnh phát hành và tư nhân hóa phải được sự đồng ý của Thủ tướng...
nghi dinh moi ve ipo ap dung tu 112018 duoc ky vong se thuc day tien trinh co phan hoa IPO Genco3 với giá khởi điểm 24.600 đồng/cp, bán 36% vốn cho NĐT chiến lược
nghi dinh moi ve ipo ap dung tu 112018 duoc ky vong se thuc day tien trinh co phan hoa Chốt giá IPO Tập đoàn cao su Việt Nam khởi điểm 13.000 đồng/cp

Kết thúc năm 2017, Việt Nam còn tồn động khá nhiều doanh nghiệp Nhà nước xếp hàng chờ chào bán công khai, những công ty này lập tức được chuyển sang đầu năm 2018 dù trước đó không được nhiều nhà đầu tư quan tâm.

Trong đợt IPO Tổng công ty Sông Đà ngày 25/12 mới đây, chỉ gần 800.000 cổ phiếu (tỷ lệ 0,35% vốn cổ phần) được chào bán thành công, thu về vỏn vẹn 9 tỷ đồng. Thống kê cho thấy, hơn 200 nhà đầu tư nhỏ lẻ đã tham gia thương vụ mua cổ phần, nhưng bóng dáng những nhà đầu tư tổ chức lại không thấy đâu.

Trước đó, buổi chào bán cổ phần IPO Becamex IDC và Vinaconex gây thất vọng lớn khi nhà đầu tư chỉ mua vào lần lượt 6% và 5,5% lượng cổ phần đấu giá.

Tồi tệ hơn, tại phiên đấu giá hồi quý III, không nhà đầu tư nào đả động đến cổ phiếu của CTCP Xuất nhập khẩu An Giang và CTCP Thương mại Cà Mau.

Những đợt IPO lớn khác như của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam và Công ty Điên lực 3 (Genco 3) được hứa hẹn vào cuối năm 2017 cũng đã phải lùi sang quý I/2018.

nghi dinh moi ve ipo ap dung tu 112018 duoc ky vong se thuc day tien trinh co phan hoa
Nhà nước đã lỡ hẹn tiến trình cổ phần hóa trong năm 2017

Hồi tháng 11, Chính phủ Việc Nam ban hành một nghị định mới về việc chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng của các doanh nghiệp Nhà nước, nghị định này sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2018.

Những thay đổi trong nghị định mới bao gồm việc xây dựng quy trình xây dựng sổ sách, giảm bớt các hạn chế đối với các đối tác chiến lược, thắt chặt thủ tục định giá doanh nghiệp Nhà nước. Các quy định mới về xây dựng sổ sách, bảo lãnh phát hành và tư nhân hóa phải được sự đồng ý của Thủ tướng.

Mục đích của nghị định là cung cấp sự minh bạch, công bằng và bảo vệ tốt hơn cho các nhà đầu tư. Mặc dù những quy định mới tạo sự lạc quan hơn trong công tác cổ phần hóa, tuy nhiên Nhà nước vẫn còn một chặng đường dài để đi.

Trong năm 2017, đã có 45 doanh nghiệp được các cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa, tuy nhiên quá nửa con số này vẫn còn đang nằm trên giấy. Đại diện Chính phủ cho hay, nguyên nhân cho sự chậm chễ này là do việc định giá doanh nghiệp Nhà nước phức tạp, việc cổ phần hóa sẽ phải thận trọng để tránh làm thất thoát nguồn tài sản.

Thống kê cho thấy, số doanh nghiệp Nhà nước đã giảm từ 1.500 từ năm 2010 xuống còn 583 doanh nghiệp vào năm 2016. Chính phủ dự định cắt giảm con số này xuống 120 doanh nghiệp vào năm 2020, tuy nhiên tiến độ đang bị chậm so với kế hoạch.

Quay trở lại với nghị định mới về IPO, nghị định này sẽ đưa ra hướng dẫn chi tiết về cách tính giá trị các doanh nghiệp Nhà nước, bao gồm các loại trừ cụ thể trong tính toán, tờ Nikkei cho hay.

Các tài sản vô hình bao gồm cả thương hiệu, tiềm năng phát triển tương lai cũng được xem xét trong nghị định này.

Các lĩnh vực duy nhất Nhà nước nắm giữ 100% vốn cổ phần bao gồm quốc phòng, an ninh, phân phối điện, đường sắt, bưu điện, xổ số và kiểm soát không lưu.

Các nhà phân tích cũng chỉ ra những nguyên nhân khiến cho nhà đầu tư không mấy mặn mà đối với doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hóa, bao gồm lượng cổ phần chào bán nhỏ, thiếu sự công khai thông tin chi tiết, hoạt động kinh doanh yếu kém, quản trị doanh nghiệp yếu kém hay là sự thiên vị giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư quốc tế.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Bạch Mộc

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.