|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Nhóm nhân sự phát triển Candy Crush góp phần làm app dạy tiếng Anh tại Việt Nam

14:56 | 31/05/2021
Chia sẻ
Astrid, một startup công nghệ giáo dục từ Thuỵ Điển với nhiều nhân sự từ nhà phát triển game Candy Crush, đang muốn chinh phục thị trường Việt Nam.

Đại dịch COVID-19 đang "châm ngòi" cho sự bùng nổ của thị trường học trực tuyến tại Việt Nam. Mới đây, tờ Nikkei đã đưa tin về và startup đến từ Thuỵ Điển Astrid đang áp dụng những kinh nghiệm từ mảng trò chơi trên di động Candy Crush để tấn công vào thị trường edtech Việt Nam.

Startup học Tiếng Anh theo phong cách chơi game kiểu Candy Crush vào Việt Nam - Ảnh 1.

Việt Nam là thị trường nước ngoài đầu tiên của Astrid. (Ảnh: Nikkel)

Cụ thể, Astrid đang phát triển một ứng dụng học Tiếng Anh cùng tên. Với cùng sự hỗ trợ của nhiều nhân sự phát triển Candy Crush, ứng dụng này mang nhiều tính chất vui nhộn, thu hút tương tác với các tính năng thưởng cho người dùng khi tiến bộ và khuyến khích người dùng tiếp tục chơi.

Dù vậy, Astrid sẽ vấp phải cạnh tranh không thể tránh khỏi ở Việt Nam, thị trường đầu tiên của công ty tại Đông Nam Á. Một vài đối thủ của Astrid tại tại Việt Nam có thể kể đến Yolo và Elsa, cả hai đều được sáng lập bởi các cựu sinh viên Đại học Stanford. Cùng thời điểm, các công ty nước ngoài như Duolingo cũng đang khởi động các kế hoạch của riêng mình.

Andreas Kullberg, người đồng sáng lập Astrid, cho biết công ty đặt mục tiêu biến học Tiếng Anh thành một việc vui nhộn và dễ tiếp cận về mặt chi phí.

"Điều rất nhiều người khác đã cố gắng giải quyết là tìm sự cân bằng giữa nội dung học tập và nội dung trò chơi, nhiều người trong số này thất bại. Vì thế, chúng tôi đã mời thêm nhân sự từ Kings", anh chia sẻ. Kings là công ty đã phát triển trò chơi Candy Crush.

Ngoài những nhân sự từng làm việc cho King, ban cố vấn của Astrid còn có những cựu nhân sự của ứng dụng streaming nhạc Spotify. Ông Sebastian Knutsson, người đồng sáng lập King, có đầu tư vào Astrid và startup này cũng "chiêu mộ" được John Almbecker, người từng giúp đưa Candy Crush đến Mỹ, về làm việc trong vai trò Phó chủ tịch phụ trách sản phẩm.

Nhu cầu học Tiếng Anh rở Việt Nam rất cao. Trong năm học 2019 – 2020, Việt Nam đã gửi 23.777 học sinh, sinh viên sang du học tại Mỹ, theo số liệu của tổ chức Open Doors. Con số này cao hơn cả số lượng du học sinh của Indonesia, Malaysia và Thái Lan cộng lại.

Với lệnh hạn chế đi lại vì COVID-19, ngành công nghệ giáo dục đang được hưởng lợi, bao gồm cả từ những học sinh và phụ huynh từng nói rằng nếu phải chi tiền cho hoạt động giáo dục, họ muốn chi tiền cho hoạt động giáo dục trực tiếp.

Bà Ngô Thuỳ Ngọc Tú, Chủ tịch Ola nhận định người Việt Nam tin tưởng các lớp học trực tuyến nhiều hơn so với thời điểm bà đồng sáng lập Yola vào năm 2009.

"Hạ tầng di động đã sẵn sàng và mọi người đã quen thuộc với hình thức thanh toán trực tuyến hơn", bà Ngọc Tú nói thêm.

Nhu cầu thông thao Tiếng Anh cũng đang tăng cao ở Việt Nam và phụ huynh cũng đang chi tiền cho hoạt động này theo tỷ lệ thuận. Một nghiên cứu của Yola cho thấy người Việt Nam có thể chi tới 30% tổng thu nhập khả dụng cho hoạt động giáo dục.

Hồi tháng 12 năm ngoái, Trung tâm Phát triển Toàn cầu đưa ra đánh giá về ảnh hưởng của đại dịch đến chi tiêu cho giáo dịch tại 80 quốc gia. Tổ chức này đưa ra dự phóng chi tiêu giảm ở hầu hết các quốc gia song sẽ tăng 7% trong năm 2021, mức tăng cao thứ nhì trên thế giới, chỉ sau Trung Quốc.

Phần lớn chi tiêu giáo dục được dành cho các lớp học thêm Tiếng Anh mà Astrid nhìn nhận là đối thủ chính của mình. Hiện tại, Astrid đang cung cấp các gói học Tiếng Anh với chi phí dao động từ 10 USD đến 15 USD/tháng. Đến thời điểm hiện tại, Astrid đã kêu gọi được 5,3 triệu USD, bao gồm 4 triệu USD vòng hạt giống vừa thực hiện thành công hồi tháng trước. Astrid mong muốn mở rộng sang cả Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia.

Astrid không phải ứng dụng duy nhất áp dụng chiến thuật trò chơi hoá (gamification) vào hoạt động giáo dục. Người dùng Duolingo cũng có thể đặt ra mục tiêu học tập và nhận điểm thưởng khi đạt được một thành tích nào đó.

Và tương tự Duolingo, Astrid cũng tận dụng trí tuệ nhân tạo. Đồng sáng lập John Kristensen nói rằng công ty của ông nghiên cứu trí tuệ nhân tạo và sử dụng chúng để lắng nghe giọng nói của người dùng và gợi ý bài học dựa trên thông tin cá nhân.

"Chúng tôi sẽ nhận ra nếu bạn gặp khó khăn phát âm một âm nào đó", ông chia sẻ. "Sau đó chúng tôi sẽ tự động điều chỉnh cho phù hợp".

Bài học từ King mà Astrid có được là thu thập dữ liệu và thiết kế sản phẩm xung quanh điều đó, thay vì xung quanh những gì các nhà phát triển thích. Với Astrid, điều này có nghĩa là dùng trí tuệ nhân tạo để thu thập dữ liệu về hành vi người dùng và các vấn đề họ gặp phải. Dữ liệu này được dùng để tạo ra các bài học trong tương lai.

Trên kho ứng dụng CH Play, những đánh giá đầu tiên về Astrid xuất hiện vào tháng 3/2021 và hiện ứng dụng đã nhận hơn 1.000 lượt tải xuống tại đây.

Nam Khánh