|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Bản đồ startup công nghệ giáo dục tại Việt Nam

07:53 | 26/02/2021
Chia sẻ
Dù vẫn bị đánh giá là một ngành mới nổi song không thể phủ nhận những tiềm năng của công nghệ giáo dục (edtech) ở Việt Nam.

Giáo dục là một trong những ưu tiên hàng đầu của phụ huynh Việt Nam. Họ sẵn sàng đầu tư lớn để tạo điều kiện cho con cái đi du học tại nước ngoài. Theo ước tính của một báo cáo vào năm 2019, các học sinh, sinh viên Việt Nam đã đóng góp gần 1 tỷ USD  vào nền kinh tế Mỹ.

Dù vậy, dưới tác động của dịch COVID-19, nhiều chương trình giao dục trực tiếp, cả trong nước và nước ngoài, đều đang bị hoãn lại. Với những giãn đoạn đại dịch gây ra, xu hướng giao dục trực tuyến lại được đón nhận mạnh mẽ.

[Inforgraphic] Toàn cảnh bức tranh startup công nghệ giáo dục (edtech) tại Việt Nam - Ảnh 1.

(Ảnh: TechInAsia, Việt hoá: Thái Sơn)

Theo TechInAsia, đây là khoảng thời gian chín muồi để các startup công nghệ giáo dục (edtech) "cất cánh". Ngay cả trước đại dịch, phụ huynh và học sinh đã cho thấy nhu cầu mạnh mẽ cho các dịch vụ giáo dục hiệu quả, độc lập và học ngoại ngữ. Những dịch vụ này được kỳ vọng sẽ lấp đầy các khoảng trống mà giáo dục truyền thống đang tồn tại.

Thực tế, các công ty edtech đang đứng trước tiềm năng tiếp cận xấp xỉ 16 triệu cấp tiểu học/ phổ thông và 1,7 triệu sinh viên đại học. Dù vậy, ngoài Topica Edtech Group, Việt Nam chưa có một startup nào khác thực sự nổi bật.

Các startup nhỏ ở Việt Nam cũng đối mặt với thách thức lớn, bao gồm việc khó tiếp cận vốn và không thể tìm được sản phẩm có mức độ phù hợp cao với thị trường. Cùng thời điểm, các công ty nước ngoài cũng nhanh chóng nhận ra sự tiềm năng của Việt Nam. Một số cái tên lớn ở mảng edtech đã có mặt ở Việt Nam có thể kể đến Snapask, Duolingo, Elsa, và Ruangguru.

[Inforgraphic] Toàn cảnh bức tranh startup công nghệ giáo dục (edtech) tại Việt Nam - Ảnh 2.

(Ảnh: TechInAsia, Việt hoá: Thái Sơn)

Thái Sơn