|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Nhiều doanh nghiệp đầu tư sang Lào, Campuchia vẫn bị lừa

06:53 | 18/02/2017
Chia sẻ
Đầu tư nông nghiệp tại nước ngoài đang có tiềm năng rất lớn nhưng bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng cần cẩn trọng để không bị "dính lừa đảo".
nhieu doanh nghiep dau tu sang lao campuchia van bi lua

Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư trồng cao su tại Lào và Campuchia (Ảnh minh họa)

Theo báo cáo của Cục đầu tư ra nước ngoài, Bộ Kế hoạch và đầu tư, tính đến tháng 1/2017, đã có 1.188 dự án đầu tư tại 70 quốc gia và vùng lãnh thổ, với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 21,395 tỷ USD.

Thị trường đầu tư chủ yếu của doanh nghiệp Việt Nam là Lào (270 dự án; 5,12 tỷ USD); Campuchia (191 dự án; 2,89 tỷ USD) Nga hay một số quốc gia ở Châu Phi…Trong đó, lĩnh vực đầu tư chủ yếu của nước là: Nông lâm nghiệp, viễn thông, khai khoáng, dịch vụ khám chữa bệnh…Đây vừa là những lĩnh vực thế mạnh của Việt Nam mà lại có thể hợp tác hiệu quả với Lào, Campuchia....

Trong số các dự án đầu tư trong lĩnh vực nông lâm nghiệp tại Lào và Campuchia, chủ yếu là các dự án đầu tư trồng cao su. Tính đến thời điểm hiện nay, Việt Nam đã có 72 dự án đầu tư trồng cao su, với tổng vốn đầu tư đăng ký của nhà đầu tư Việt Nam là 2,175 tỷ USD.

Nhìn chung, các dự án trồng cao su được Chính phủ Lào và Campuchia đánh giá tốt, có hiệu quả kinh tế cao, tạo thêm nguồn thu cho lao động địa phương, cải thiện cơ sở hạ tầng và góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và an sinh xã hội nước sở tại.

Tuy nhiên, trong câu chuyện đầu tư nông nghiệp ở nước ngoài, vẫn không ít doanh nghiệp Việt Nam do chủ quan và thiếu hiểu biết nên đã "dính quả lừa".

Theo ông Đậu Anh Tuấn - Trưởng Ban Pháp chế Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết:" Doanh nghiệp Việt Nam đừng ngây thơ quá về hệ thống pháp luật các nước, có thể một cơ quan trung ương đồng thuận với dự án đầu tư nhưng cũng không vận hành được, chẳng hạn như quyết định về giao đất chưa chắc đã triển khai được. Bởi tính chất việc sở hữu đất đai của mỗi nước cũng khác nhau, quy định cũng khác và cả việc tuân thủ pháp luật cũng rất khác".

"Chính vì vậy, doanh nghiệp Việt Nam phải là người am hiểu rõ hơn ai hết về phong tục tập quán, thông lệ của các nước. Trong thời gian vừa rồi, đầu tư nông nghiệp ở Việt Nam chưa thực sự thuận lợi nhưng lĩnh vực này vẫn rất có tiềm năng".

nhieu doanh nghiep dau tu sang lao campuchia van bi lua
Ông Phạm Quang Tú, Đại diện tổ chức Oxfam tại Việt Nam

Còn theo ông Phạm Quang Tú, Đại diện tổ chức Oxfam tại Việt Nam, "hiện các doanh nghiệp Việt Nam khi đầu tư sang Campuchia vẫn làm việc qua các "cò mồi" có mối quan hệ với chính quyền địa phương để đẩy nhanh tiến độ làm thủ tục và giấy giấy tờ cho doanh nghiệp".

"Có trường hợp cò mồi sang tận nước ta, mời chào các doanh nghiệp đầu tư vào dự án, họ mang theo cả giấy tờ với diện tích đất rộng lớn và chi phí thấp. Vẫn tưởng vớ được miếng mồi "béo bở", có doanh nghiệp đầu tư đến hơn 1 triệu USD nhưng đến khi sang Campuchia thì không hề có khu đất đó hoặc có nhưng chủ sở hữu lại là người khác", ông Tú nói.

Để hạn chế tình trạng bị lừa đảo gây thiệt hại về kinh tế cho các doanh nghiệp, ông Tú cho biết:" Nhà nước cần hỗ trợ cho các doanh nghiệp kể cả khi họ đầu tư ở nước ngoài, thứ nhất là thông qua các cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam tại nước ngoài như đại sứ quán, lãnh sự quán tại các địa phương phải đóng vai trò tích cực, kết nối, hỗ trợ đầu tư khi các doanh nghiệp gặp khó khăn".

"Cái thứ hai là các Hiệp hội đầu tư ra nước ngoài, Hiệp hội đầu tư tại Campuchia, các ngân hàng, điển hình như BIDV là một trong những đơn vị được nhà nước chỉ định cho hỗ trợ các doanh nghiệp về vốn và cả về thủ tục. Tất cả những Hiệp hội, ngân hàng đó cần vào cuộc chứ không thể để cho doanh nghiệp từ mình bươn trải. Bên cạnh sự hỗ trợ từ nhà nước, các doanh nghiệp cũng phải tự nỗ lực và nên tìm cho mình công ty tư vấn tại nước sở tại", ông Tú cho biết.

Hạ An

Chủ tịch SSI: Rủi ro lớn nhất của thị trường nằm ở niềm tin nhà đầu tư
Công ty chứng khoán đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất 8.112 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 3.398 tỷ đồng. So với kết quả 2023, các chỉ tiêu này tăng lần lượt 13% và 19% và là mức cao kỷ lục.