|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Nhập khẩu đậu nành của Trung Quốc tăng mạnh trong tháng 4

18:02 | 08/05/2019
Chia sẻ
Dữ liệu hải quan công bố hôm 8/4 cho biết nhập khẩu đậu nành tháng 4 của Trung Quốc tăng 10,7% so với cùng kì năm ngoái, vì các lô hàng bị trì hoãn từ tháng 3 đã được chuyển tới người mua hàng đầu thế giới.
Nhập khẩu đậu nành của Trung Quốc tăng mạnh trong tháng 4 - Ảnh 1.

Ảnh: Reuters.

Theo dữ liệu từ Tổng cục Hải quan Trung Quốc, quốc gia này đã nhập khẩu 7,64 triệu tấn đậu nành trong tháng 4, tăng từ mức 6,9 triệu tấn của năm ngoái và 55% so với mức 4,92 triệu tấn của tháng 3.

Các chuyến tàu đậu nành đã bị trì hoãn để cập cảng vào tháng 4 nhằm tận dụng đợt giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) đối với nông sản, có hiệu lực từ ngày 1/4.

"Không có lượng lớn đậu nành cập cảng vào tháng 3. Nhiều nhà xuất khẩu đã rời thời gian giao hàng sang tháng 4 vì sự điều chỉnh thuế suất VAT... Hầu hết xuất khẩu có nguồn gốc từ Brazil. Một số chuyến tàu đậu nành Mỹ cũng bị trì hoãn", ông Xie Huilan, chuyên gia phân tích tại Cofeed, một công ty nghiên cứu kinh doanh nông nghiệp, cho biết.

Nhập khẩu trong 4 tháng đầu năm ghi nhận ở mức 24,39 triệu tấn, giảm 7,9% so với cùng kì năm ngoái, vì thuế quan cao đối với hàng hóa từ Mỹ tiếp tục hạn chế nhập khẩu.

Bắc Kinh đã áp thuế 25% lên đậu nành Mỹ vào tháng 7 năm ngoái như một phần của cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. 

Thuế quan khiến nhập khẩu đậu nành Mỹ bị tạm ngừng cho tới khi hai quốc gia thống nhất đình chiến vào ngày 1/12/2018. Trung Quốc đã mua khoảng 14 triệu tấn đậu nành Mỹ sau đó. 

Tuy nhiên, 6 triệu tấn dự kiến được mua thêm có thể gặp rủi ro sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump cảnh báo hôm 5/5 sẽ áp thuế bổ sung đối với hàng hóa Trung Quốc vào thứ Sáu này (10/5).

Nhu cầu đối với loại hạt có dầu này đã giảm sau khi dịch tả heo châu Phi không có thuốc chữa giết hàng triệu con heo tại Trung Quốc, người tiêu dùng thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới. 

Lyly Cao

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.