Nhà sử học Niall Ferguson cảnh báo: Thế giới đang mơ màng bước vào kỷ nguyên biến động hơn cả thập niên 1970
Các sự kiện xúc tác
Chia sẻ với CNBC tại Diễn đàn Ambrosetti (Italy), nhà sử học Niall Ferguson cho biết gần đây đã xảy ra một số sự kiện, gián tiếp châm ngòi cho sự lặp lại của thập niên 1970 - thời kỳ đặc trưng bởi các cú sốc tài chính, xung đột chính trị và bất ổn dân sự.
Tuy nhiên, lần này, mức độ nghiêm trọng của các cú sốc có thể sẽ lớn hơn và kéo dài hơn, ông Ferguson - hiện đang là nhà nghiên cứu tại Viện Hoover (Đại học Stanford), cảnh báo.
“Những sai lầm chính sách tài khoá và tiền tệ của năm ngoái, vốn khiến cho lạm phát leo thang trong năm nay, rất giống với thập niên 1960”, nhà sử học bắt đầu liệt kê.
- TIN LIÊN QUAN
-
Fed tăng lãi suất không giúp ghìm cương lạm phát nếu chi tiêu của chính phủ Mỹ vẫn ở mức cao 30/08/2022 - 07:59
Ông tiếp tục đề cập đến Chiến tranh Arab - Israel năm 1973 giữa Israel và liên minh các quốc gia Arab do Ai Cập và Syria dẫn đầu.
Tương tự cuộc chiến hiện tại giữa Nga và Ukraine, Chiến tranh Arab - Israel năm 1973 đã khiến các siêu cường lúc bấy giờ là Liên Xô và Mỹ phải can thiệp, từ đó gây ra một cuộc khủng hoảng năng lượng rộng lớn hơn.
Có chăng là năm xưa, xung đột chỉ kéo dài 20 ngày. Còn hiện giờ, cuộc tấn công vô cớ của Nga vào nước láng giềng đã bước sang tháng thứ 6, cho thấy hậu quả tiềm tàng của cuộc chiến đối với thị trường năng lượng có thể tồi tệ hơn nhiều.
Ông Ferguson nhấn mạnh: “Chiến sự hiện giờ kéo dài hơn so với cuộc chiến năm 1973, vì vậy cú sốc năng lượng mà nó gây ra thực sự sẽ nghiêm trọng hơn”.
Các chính trị gia và quan chức ngân hàng trung ương đang ra sức giảm thiểu tác động tồi tệ của cuộc khủng hoảng, bằng cách giảm phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu từ Nga và tăng lãi suất để chống lạm phát.
Song, nhà sử học Ferguson - tác giả của 16 cuốn sách, nói ông không thấy bằng chứng nào chứng tỏ thế giới có thể tránh được các cú sốc hiện tại. Ông cảnh báo: “…có khả năng những vấn đề của thập niên 2020 còn tồi tệ hơn cả những năm 1970”.
Theo vị chuyên gia, tăng trưởng năng suất thấp hơn, mức nợ cao hơn và dân số già hoá so với 50 năm trước là một vài lý do cho nhận định của ông.
Một sự nguỵ biện
Con người thích tin rằng các cú sốc toàn cầu thường xảy ra theo một trật tự nhất định hoặc có thể dự đoán được. Tuy nhiên, ông Ferguson nói điều đó là một sự nguỵ biện.
Trên thực tế, thay vì trải đều trong suốt lịch sử, các thảm hoạ có xu hướng xảy ra một cách lộn xộn và tất cả cùng một lúc, nhà sử học nói.
“Sự phân bổ của các cuộc khủng hoảng trong lịch sử thường khá bất bình thường, đặc biệt là khi nói đến những thứ như chiến tranh và khủng hoảng tài chính hoặc đại dịch”, ông Ferguson nhấn mạnh CNBC.
“Chúng ta bắt đầu với một đại dịch toàn cầu - thứ mà ta không thường thấy trong suốt chiều dài lịch sử. COVID-19 đã giết chết hàng triệu người và phá vỡ nền kinh tế theo mọi khía cạnh.
Sau đó, chúng ta bị đánh gục bởi các cú sốc tiền tệ và tài khoá. Và giờ, chúng ta phải chịu thêm một cú sốc địa chính trị”, ông liệt kê.
- TIN LIÊN QUAN
-
Hậu quả đáng ngại của Zero COVID tại Trung Quốc: Người trẻ sầu não vì việc làm, ám ảnh nỗi lo 'nằm thẳng' 31/08/2022 - 14:59
Tính toán sai lầm đó khiến con người trở nên lạc quan quá mức và cuối cùng là không chuẩn bị sẵn tâm thế để đương đầu với các cuộc khủng hoảng lớn, ông Ferguson tiếp tục.
Chẳng hạn, Ferguson đã khảo sát những người tham dự Diễn đàn Ambrosetti - nơi có sự tham dự của nhiều nhà lãnh đạo chính trị và giới thượng lưu Italy. Kết quả là, chỉ một số ít (tỷ lệ ở mức một con số) dự đoán rằng dòng vốn đầu tư vào Italy sẽ giảm trong những tháng tới.
“Đây chính là một đất nước đang đâm đầu vào suy thoái”, ông cảnh báo.