|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Nhà máy sợi lông cừu Đà Lạt xuất khẩu lô hàng đầu tiên sang Nhật​

17:26 | 19/09/2019
Chia sẻ
Sau hơn một năm xây dựng và đi vào hoạt động, Công ty TNHH Sợi Đà Lạt (có nhà máy sản xuất sợi lông cừu tại xã Trạm Hành, thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng) vừa xuất khẩu 4 tấn sợi lông cừu sang Nhật Bản.

Đây là đợt xuất khẩu sợi lông cừu đầu tiên của công ty này. Dự kiến đến cuối năm 2019, Nhà máy Kéo sợi len lông cừu Đà Lạt sẽ xuất khẩu 300 tấn sợi ra thị trường nước ngoài.

Nhà máy sợi lông cừu Đà Lạt xuất khẩu lô hàng đầu tiên sang Nhật​ - Ảnh 1.

Công nhân Nhà máy kéo sợi lông cừu Đà Lạt bên dây chuyền sản xuất sợi lông cừu bằng nguyên liệu sợi tự nhiên nhập khẩu. Ảnh: Nguyễn Dũng – TTXVN

Sản phẩm xuất khẩu là sợi len lông cừu tự nhiên được dệt từ lông cừu nguyên liệu nhập khẩu. 

Theo tính toán, 90% sợi len lông cừu thành phẩm từ Đà Lạt sẽ được xuất khẩu bán cho các công ty dệt may lớn trên thế giới. Phần còn lại phục vụ cho ngành may mặc tại Việt Nam.

Đặc biệt là những công ty sản xuất sản phẩm may mặc cao cấp đang tham gia vào thị trường xuất khẩu.

Nhà máy kéo sợi len lông cừu được Công ty TNHH Sợi Đà Lạt khởi công xây dựng từ tháng 6/2018. Nhà máy này có công suất thiết kế khoảng 4.000 tấn sợi/năm, doanh thu dự kiến từ 100 – 120 triệu USD/năm.

Nhà máy sợi lông cừu Đà Lạt xuất khẩu lô hàng đầu tiên sang Nhật​ - Ảnh 2.

Công nhân Nhà máy kéo sợi lông cừu Đà Lạt bên dây chuyền sản xuất sợi lông cừu bằng nguyên liệu sợi tự nhiên nhập khẩu. Ảnh: Nguyễn Dũng – TTXVN

Đây là dự án liên doanh giữa Tập đoàn Südwolle (Cộng hoà Liên bang Đức) và Công ty cổ phần Dệt May Liên Phương (thành phố Hồ Chí Minh) với tổng mức đầu từ gần 50 triệu USD.

Ngoài chức năng sản xuất, nhà máy sẽ mở cửa để du khách tham quan toàn bộ các công đoạn sản xuất sợi từ lông cừu tự nhiên. Khi đi vào hoạt động, dự án cũng góp phần giải quyết việc làm cho lao động địa phương với nhu cầu sử dụng lao động lên đến 400 người.

Nguyễn Dũng

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.