Nhà đầu tư Mỹ lo lãi suất tăng hơn là chiến tranh thương mại
Một cuộc chiến thương mại có khiến nền kinh tế Mỹ gợn sóng? | |
Những nỗi đau Trung Quốc phải chấp nhận do chiến tranh thương mại |
Ảnh minh họa |
Trước đó, chính quyền Mỹ đã thông qua danh mục thuế quan trị giá 50 tỷ USD và đã chính thức khởi động bước đầu tiên của danh mục này khi áp thuế 25% lên 34 tỷ USD hàng hóa của Trung Quốc từ ngày 6/7.Ảnh minh họa
Thế nhưng, nỗi lo lớn nhất của các nhà đầu tư Mỹ không phải là sự gia tăng căng thẳng thương mại toàn cầu, mà chính là việc Fed tăng lãi suất. “Fed có nhiều khả năng sẽ giết chế tăng trưởng thị trường hơn là một cuộc chiến thương mại”, Emily Roland - người đứng đầu nghiên cứu thị trường vốn cho John Hancock Investments nói.
Fed đã tăng lãi suất hai lần trong năm nay và nhiều chuyên gia dự đoán cơ quan này sẽ tăng lãi suất thêm hai lần nữa trước cuối năm 2018. Fed cũng dự kiến sẽ tăng tiếp lãi suất 3 lần trong năm 2019.
Đáng chú ý, theo Roland, Fed dưới thời của Jerome Powell vẫn khẳng định, thời điểm và mức độ tăng lãi suất tiếp theo “phụ thuộc dữ liệu kinh tế”. Hay nói cách khác, Fed sẽ không hành động vì chính trị mà các quyết định tăng lãi suất được đưa ra chủ yếu dựa trên những gì đang xảy ra trong nền kinh tế, đặc biệt là liên quan đến thị trường việc làm và lạm phát.
Điều đó có nghĩa là Fed có thể sẽ tiếp tục tăng lãi suất cho đến khi nền kinh tế có dấu hiệu suy giảm.
Tuy nhiên, lãi suất ngắn hạn của Fed tăng đều đặn sẽ làm tăng chi phí đi vay của các công ty và người tiêu dùng Mỹ. Điều đó có thể khiến thu nhập của các công ty Mỹ tăng trưởng chậm lại, dẫn tới tăng trưởng tiền lương cũng yếu hơn; từ đó ảnh hưởng tới đầu tư và đặc biệt là chi tiêu tiêu dùng tại Mỹ, yếu tố vốn đóng góp tới 2/3 trong tăng trưởng kinh tế Mỹ.
Chưa hết, còn một lo lắng khác. Lãi suất chuẩn của Fed hiện là 2%, không thấp hơn bao nhiêu so với lợi suất trái phiếu kho bạc dài hạn của Mỹ như 10 năm và 30 năm, có lợi suất vào khoảng 2,9% và 3%.
Vì vậy, nếu Fed tiếp tục tăng lãi suất ngắn hạn, trong khi lãi suất dài hạn không tăng tương ứng, khoảng cách này có thể còn thu hẹp hơn nữa, khiến đường cong lợi suất sẽ bị nắn thẳng. Thậm chí hiện có không ít ý kiến, kể cả từ các quan chức của Fed, lo ngại đường cong lợi suất bị đảo ngược.
Ryan Detrick - chiến lược gia thị trường cấp cao tại LPL Research đã chỉ ra rằng, trước thời điểm diễn ra 9 cuộc suy thoái gần đây, lần nào đường cong lợi suất cũng bị đảo ngược. Mặc dù hiện đường cong lợi suất vẫn chưa bị đảo ngược, nhưng thực tế là nó ngày càng bị nắn thẳng sau các lần tăng lãi suất của Fed và điều đó đang khiến các nhà đầu tư sợ hãi.
“Trước khi các cuộc chiến tranh thương mại hiện diện trong tâm trí, nỗi lo sợ nhất của các nhà đầu tư là tăng lãi suất”, Craig Birk - Phó chủ tịch điều hành danh mục đầu tư của công ty quản lý đầu tư Personal Capital cho biết. “Đường cong lợi suất phẳng hơn tạo ra các cơn gió ngược đối với tăng trưởng, bao gồm việc các ngân hàng có ít động lực hơn trong việc cho vay”, Birk nói thêm.
Tin tốt là lãi suất tổng thể vẫn ở mức thấp. Birk cho biết có sự khác biệt lớn giữa động thái tăng lãi suất của Fed khi hiện lãi suất mới đang ở mức 2%, thấp hơn nhiều so với mức khoảng 5% trước khi cuộc Đại suy thoái 2007 bắt đầu và mức 6% trước khi bong bóng công nghệ nổ tung vào năm 1999. Vì thế, vẫn còn nhiều dư địa để lãi suất tăng lên.