|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Nhà đầu tư chứng khoán mua gì cho nửa cuối năm 2018?

22:00 | 06/08/2018
Chia sẻ
Theo báo cáo của Chứng khoán BSC, sau đợt giảm mạnh của thị trường trong quý II/2018, cổ phiếu Việt Nam có khả năng phục hồi lại theo kết quả kinh doanh. Triển vọng nhiều ngành trong 1-2 năm tới có sự khác biệt lớn do ảnh hưởng bởi các yếu tố vĩ mô ở quy mô toàn cầu, sẽ khiến thị trường chứng khoán phân hóa mạnh thay vì chỉ biến động một chiều như trong hơn hai năm qua. Một số chủ đề được đưa ra cho các nhà đầu tư trong nửa cuối năm 2018 như ngân hàng, bất động sản…
 
nha dau tu chung khoan mua gi cho nua cuoi nam 2018 Những con số biết nói: Nhà đầu tư không ngại 'tháng cô hồn'

Bức tranh thị trường nửa đầu năm 2018

Theo báo cáo triển vọng ngành năm 2018 của CTCP Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC, Mã: BSI), sau giai đoạn hưng phấn vào quý I/2018, VN-Index giảm sâu hơn so với thời điểm đầu năm 2018 với phần lớn các mã trên thị trường giảm.

Chỉ số thị trường bị chi phối mạnh bởi các mã cổ phiếu trụ. Các cổ phiếu hỗ trợ chỉ số VN-Index gồm VIC (góp 50 điểm), HPG (góp 4,8 điểm), VCB (góp 4,7 điểm), VPB (góp 4,5 điểm), BVH (góp 4,5 điểm). Ở chiều ngược lại, các cổ phiếu đóng góp lớn nhất vào đà giảm của chỉ số gồm: ROS (làm giảm 22 điểm), VNM (làm giảm 20 điểm), PLX (-6 điểm), VRE (-5,1 điểm) và TCB (-4,1 điểm).

Về đánh giá tác động đến thị trường theo tiêu chí vốn hóa, tính đến hết tháng 6/2018, tất cả các nhóm cổ phiếu đều có tác động âm. Nhóm SmallCap giảm mạnh nhất với tỷ lệ -8,6%, tiếp theo là các nhóm MidCap -6,9%, Penny -5,8%, LargeCap -5,5% và VN30 -4,6%.

Theo tiêu chí ngành, những nhóm tăng mạnh nhất gồm (1) Bất động sản tăng 30,1%; (2) Du lịch, giải trí tăng 13,6% và (3) Bảo hiểm 12,9%. Những nhóm giảm mạnh nhất gồm Xây dựng và vật liệu 40,5% với ROS và CTD giảm sâu, Dầu khí giảm 21% do GAS, PVS và Công nghệ thông tin giảm 14,2% do mã FPT.

Nhà đầu tư mua gì cho nửa cuối năm 2018?

Chứng khoán BSC đánh giá thị trường chứng khoán Việt Nam vì nằm trong khu vực Châu Á và là thị trường cận biên nên gián tiếp chịu ảnh hưởng từ hoạt động rút ròng vốn tương tự như các thị trường lân cận trong 6 tháng đầu năm. Do đó, thị trường chứng khoán Việt Nam biến động đồng pha với các thị trường mới nổi và thị trường châu Á.

Triển vọng nhiều ngành trong 1-2 năm tới có sự khác biệt lớn do ảnh hưởng bởi các yếu tố vĩ mô ở quy mô toàn cầu, sẽ khiến thị trường chứng khoán phân hóa mạnh thay vì chỉ biến động một chiều như trong hơn 2 năm qua.

nha dau tu chung khoan mua gi cho nua cuoi nam 2018
So sánh chỉ số P/E, P/B theo ngành tại TTCK Việt Nam và một số quốc gia khác. Nguồn: BSC

Một số chủ đề đầu tư cho nửa cuối năm 2018 được Chứng khoán BSC đưa ra:

Thứ nhất, điều chỉnh từ cổ phần hóa và niêm yết mới. Từ 2016 đến quý 2/2018 thị trường liên tục đón nhận các đợt IPO lớn, phát hành riêng lẻ và niêm yết của các doanh nghiệp nhà nước cũng như doanh nghiệp tư nhân. Nguồn cung ồ ạt tăng nhanh khi định giá ở mức độ cao khiến thị trường thiếu hụt dòng tiền từ nhà đầu tư. Quá trình điều chỉnh của giá cổ phiếu và nguồn cung IPO dần hạn chế, sẽ khiến các mã cổ phiếu mới về gần giá trị hơn.

Thứ hai, cơ hội từ thoái vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp đầu ngành. Trái ngược với các đợt thoái vốn 2017 và IPO đầu năm 2018, các giao dịch thoái vốn Nhà nước nửa cuối năm sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Nguyên nhân do mức rủi ro gia tăng và kỳ vọng tăng trưởng của TTCK sụt giảm. Điều này cũng đồng nghĩa với việc giao dịch thoái vốn nếu thành công sẽ ở mức giá hợp lý hơn so với giai đoạn trước đó, tạo cơ hội cho nhà đầu tư.

Thứ ba, ngân hàng phục hồi nhờ kết quả kinh doanh. Ngành ngân hàng sẽ tiếp tục có 1 năm tăng trưởng tốt về hoạt động kinh doanh. Đa số các ngân hàng cũng dần lên sàn niêm yết và chiếm tỷ trọng lớn dần. Sau giai đoạn tăng trưởng nóng về giá cổ phiếu, đợt sụt giảm mạnh cuối quý II/2018, đã giúp đưa nhiều ngân hàng về mặt bằng định giá hấp dẫn cho NĐT dài hạn.

Thứ tư, bất động sản tiếp tục tăng trưởng. Giai đoạn 2018 -2019 sẽ là thời điểm tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng mạnh về kết quả kinh doanh. Tuy nhiên, Luật Thuế Tài sản mới của Bộ Tài chính đang đề xuất với việc áp thuế cho BĐS có giá trị trên 700 triệu đồng có thể sẽ làm thay đổi cục diện ngành BĐS trong 2-3 năm tới.

Thứ năm, bất ổn bên ngoài và các ngành phòng thủ. TTCK khu vực Châu Á đang có nhiều xáo trộn, được châm ngòi bởi Chiến tranh thương Mại và chính sách tiền tệ thắt chặt tại các quốc gia lớn. Sau giai đoạn này, NĐT có thể tập trung chú ý sang những ngành có mức độ phòng thủ cao, thiên về thị trường trong nước như điện, bán lẻ, thực phẩm…

nha dau tu chung khoan mua gi cho nua cuoi nam 2018
Ảnh hướng của các yếu tố vĩ mô đến ngành. Nguồn: BSC

Xem thêm

Phan Quân

Margin tiếp tục lập đỉnh mới, thêm hai CTCK có dư nợ vượt 20.000 tỷ đồng
Dư nợ magin ngành chứng khoán lập đỉnh mới trong 2024. Riêng Top 10 công ty chứng khoán lớn nhất ghi nhận đến 9 đơn vị vượt đỉnh cho vay trong quý cuối năm. TCBS, SSI và HSC đang là ba đơn vị đang dẫn đầu về cho vay margin.