Sáng nay 18/1, giá cà phê Tây Nguyên tiếp tục tăng nhẹ sau khi đã lên kỷ lục trong hôm qua vì người dân ngừng bán, chờ giá cao hơn; trong khi đó, giá cà phê robusta cũng chốt phiên 17/1 lên cao nhất 4 năm rưỡi.
Sáng 16/1, giá dầu thô tại châu Á tăng nhẹ với khối lượng giao dịch khá thấp vì thị trường Mỹ đóng cửa nghỉ lễ và giới đầu tư giao dịch thận trọng trước khi Hiệp hội các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) công bố báo cáo sản lượng hàng tháng.
Giá dầu chốt phiên 13/1 bất ngờ giảm nhẹ vì lo ngại xung quanh tình hình tăng trưởng của Trung Quốc. Như vậy, trong cả tuần giá dầu giảm khoảng 3% do bị bán tháo trước triển vọng nguồn cung tăng tại một số nước sản xuất lớn.
Trong phiên 10/1, giá cà phê arabica bật tăng khoảng 2,3% nhờ lực mua từ các quỹ đầu tư theo chỉ số; trong khi cà phê robusta ghi nhận ngày tăng giá thứ 2 thì cà phê Tây Nguyên chỉ tăng nhẹ 400 đồng/kg do nguồn cung lớn tại Việt Nam.
Sau khi lao dốc 4%, giá dầu chốt phiên 10/1 tiếp tục giảm sâu xuống thấp nhất gần 1 tháng do USD tăng giá và thị trường gia tăng lo ngại về thỏa thuận cắt giảm sản lượng của Hiệp hội các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC).
Đầu phiên 10/1, giá cao su tại Tokyo tăng mạnh do tình hình lũ lụt nghiêm trọng tại khu vực trồng cao su chính của Thái Lan, gia tăng lo ngại về thiếu hụt nguồn cung mặt hàng này trong thời gian tới.
Thị trường cà phê Tây Nguyên khởi động tuần vẫn khá ảm đạm do thiếu cơ sở giao dịch từ hai sàn giao dịch của ICE tại Mỹ và châu Âu, với giá cà phê ở Đắk Lắk và Đắk Nông chỉ tăng 100 đồng/kg.
Giới thương lái và các chuyên gia trong ngành đều lạc quan rằng, giá cao su sẽ bắt đầu tăng từ năm 2017 nhờ nền kinh tế thế giới phục hồi và cầu thậm chí được cho là sẽ vượt cung.
Ngày 6/1, giá cao su giao dịch Tokyo giảm trong cả phiên sáng và chiều, với mức giảm tính đến chốt phiên tới 2,05%. Tuy nhiên xét cả tuần, giá vẫn tăng 1,4%.
Theo sau phiên 4/1 tăng 2% của giá robusta, giá cà Tây Nguyên cũng tăng tới 800 đồng/kg lên cao nhất kể tháng 3/2011 vào sáng nay (5/1); trong khi đó, giá arabica tiếp tục tăng mạnh trong phiên thứ 4.
Tại châu Á, giá gạo Ấn Độ giảm do nguồn cung tăng mạnh và đồng rupee suy yếu; trong khi đó, gạo xuất khẩu của Thái Lan và Việt Nam lại đồng loạt chững giá ngay trong tuần đầu tiên của năm mới.
Trong phiên 4/1, giá dầu đảo chiều, lấy lại phần lớn những gì đã mất trong phiên 3/1, sau khi Viện Dầu mỏ Mỹ (API) cho biết tồn kho dầu thô đã giảm mạnh trong tuần trước.
Thị trường sữa toàn cầu khởi đầu năm 2017 bằng phiên 3/1 giảm giá mạnh nhất kể từ ngày 2/2/2016 do triển vọng nguồn cung tăng trong khi nhu cầu tiêu thụ suy yếu.