|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Nhà đất

Nghị định 20 về quản lý thuế với các DN có giao dịch liên kết và những bất cập khi áp dụng với DN bất động sản

10:44 | 14/12/2018
Chia sẻ
Theo TS Trần Kim Chung, Nghị định 20 có rất nhiều khó khăn, hạn chế và bất cập khi áp dụng vào thực tiễn với các doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là nhóm doanh nghiệp bất động sản.
nghi dinh 20 ve quan ly thue voi cac dn co giao dich lien ket va nhung bat cap khi ap dung voi dn bat dong san 'Doanh nghiệp náo loạn vì Nghị định 20 yêu cầu báo cáo lợi nhuận liên quốc gia'
nghi dinh 20 ve quan ly thue voi cac dn co giao dich lien ket va nhung bat cap khi ap dung voi dn bat dong san Chống thất thu thuế ở các cửa hàng xăng dầu
nghi dinh 20 ve quan ly thue voi cac dn co giao dich lien ket va nhung bat cap khi ap dung voi dn bat dong san Buông lỏng quản lý, cơ quan thuế làm thất thu hàng nghìn tỷ đồng

Trong phần tham luận tại Hội thảo Nghị định số 20/2017/NĐCP: Môt số vấn đề bất cập và giải pháp tháo gỡ do Hiệp hội Bất động sản Việt Nam tổ chức sáng nay (ngày 14/12) tại Hà Nội, TS Trần Kim Chung, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, cho hay, Nghị định 20 về quản lý thuế đối với các DN có giao dịch liên kết ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của thị trường bất động sản Việt Nam.

nghi dinh 20 ve quan ly thue voi cac dn co giao dich lien ket va nhung bat cap khi ap dung voi dn bat dong san
Nghị định 20 về quản lý thuế với các DN có giao dịch liên kết có rất nhiều khó khăn, hạn chế và bất cập khi áp dụng vào thực tiễn với các doanh nghiệp, trong đó có nhóm doanh nghiệp bất động sản. (Ảnh: Khánh Hà).

Ông Chung cũng cho hay, hiện nghị định này có rất nhiều khó khăn, hạn chế và bất cập khi áp dụng vào thực tiễn với các doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là nhóm doanh nghiệp bất động sản.

Phân tích cụ thể hơn về các bất cập khi áp dụng Nghị định 20 vào thực tiễn với các DN bất động sản, TS Chung cho hay, về vấn đề xác định giá trị theo phương pháp tính toán trong Nghị định 20 thì có 3 phương pháp. Một là phương pháp so sánh giá giao dịch liên kết với giá giao dịch độc lập; hai là so sánh tỷ suất lợi nhuận của người nộp thuế với tỷ suất lợi nhuận của các đối tượng so sánh độc lập; ba là phân bổ giữa các bên liên kết.

Tuy nhiên, trong việc định giá đất đai, bất động sản, có 5 phương pháp tính giá khác nhau. Còn Luật Đất đai năm 2013 quy định 4 phương pháp.

“Tuy vậy, chỉ với 4 phương pháp quy định trong Luật Đất đai cũng đã hơn trong Nghị định 20 là 1 phương pháp. Vậy sự xung đột trên giải quyết theo chiều hướng nào?”, TS Trần Kim Chung đặt vấn đề.

Về ngưỡng để xác định giá trị, nhất là có liên quan đến giá cả đất đai, TS Chung cho hay, về dài hạn, là luôn tăng lên. Tuy nhiên, trong ngắn hạn và trung hạn, có những giai đoạn giá giảm.

"Vậy việc xác định giá trị giao dịch lúc giá giảm sẽ được xem xét như thế nào? Đây là những vấn đề mang tính lịch sử sâu sắc. Hết chu kỳ giá giảm, nhiều khoản nợ (lúc trước là rất lớn) chỉ còn là một giá trị không đáng kể trong giai đoạn tăng giá", ông Chung nêu câu hỏi.

Thị trường BĐS 2019 không ảnh hưởng nhiều bởi rủi ro kinh tế vĩ mô hay rủi ro đối tác

Trong phần tham luận của mình, TS Trần Kim Chung cũng đưa ra dự báo tình hình thị trường bất động sản năm 2019 – 2020.

Theo ông Chung, thị trường bất động sản năm 2018 được chia làm 3 giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất là giai đoạn tăng trưởng mạnh (đến trước tháng 6 dương lịch). Giai đoạn thứ 2 là giai đoạn điều chỉnh (từ tháng 6 đến tháng 9), giai đoạn này không tăng trưởng mạnh như giai đoạn đầu nhưng cũng có nhiều điều chỉnh. Giai đoạn thứ 3 là giai đoạn tái phục hồi và tăng trưởng (giai đoạn đầu cuối tháng 9 đến cuối năm 2018 – và có thể kéo dài đến Tết âm lịch Kỷ Hợi 2019), thị trường đã bình tâm hơn, các giao dịch ổn định hơn.

TS Chung nhận định, năm 2019 – 2020, đặc biệt là riêng năm 2019, được dự báo là năm thị trường bất động sản sẽ không có những biến động đột biến về tổng thể nhưng có những điều chỉnh các phân khúc khác nhau. Đặc biệt, thị trường sẽ có những phản ứng khác nhau đối với các rủi ro khác nhau, trong đó có rủi ro kinh tế thế giới, rủi ro thị trường, chính sách. Các rủi ro kinh tế vĩ mô, rủi ro đối tác trong những năm này là không nhiều. Đối với các rủi ro có tác động và có biến động, thị trường bất động sản là bên chịu tác động mà không có nhiều ảnh hưởng ngược lại được.

Trong 2 năm 2019 – 2020, đặc biệt là riêng năm 2019, cùng với việc ngân hàng tiếp tục đưa ra những cảnh báo siết chặt tín dụng bất động sản; cùng với việc các địa bàn chuẩn bị xây dựng đặc khu kinh tế tiếp tục chưa thông qua; đồng thời chính sách về condotel tiếp tục chưa có; thị trường chứng khoán dao động quanh mốc 900, việc áp dụng thuế các giao dịch liên kết theo Nghị định 20 là một trong những yếu tố có tác động tới thị trường bất động sản. Tuy nhiên, trong ngắn hạn chưa thể đánh giá hết được tác động của loại hình thuế này với thị trường bất động sản.

“Vì vậy, cần phải có những nghiên cứu chuyên sâu, đánh giá tác động nhiều chiều, định lượng, đa tầng của việc ảnh hưởng của loại thuế này đối với thị trường bất động sản”, TS Trần Kim Chung nói.

Xem thêm


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Khánh Hà

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.