|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Ngày 25/9: Khối ngoại mua ròng hơn 82 tỷ đồng trên HOSE, tập trung vào VRE, HPG

16:42 | 25/09/2018
Chia sẻ
Thị trường chứng khoán 25/9, khối ngoại mua ròng 73 tỷ đồng trên cả ba sàn, tập trung vào VRE, VEA và SHB.
ngay 259 khoi ngoai mua rong hon 82 ty dong tren hose tap trung vao vre hpg Ngày 24/9: Khối ngoại quay trở lại mua ròng gần 49 tỷ đồng, tập trung vào MSN, HPG, VCB

Kết phiên, VN-Index giảm 0,55 điểm (0,05%) xuống 1.010,74 điểm; HNX-Index giảm 0,06% xuống 115,52 điểm. Ngược lại, UPCoM-Index tăng 0,6% lên 53,99 điểm.

Khối lượng giao dịch toàn thị trường khoảng 321 triệu đơn vị (6.286 tỷ đồng). Trong đó, giao dịch thỏa thuận đạt hơn 33,7 triệu đơn vị (1.051 tỷ đồng). Đáng chú ý, cổ phiếu GEX được thỏa thuận 13 triệu đơn vị (gần 364 tỷ đồng) tại mức giá 27.900 đồng/cp và 28.000/cp.

Trên sàn HOSE, khối ngoại mua ròng hơn 82 tỷ đồng với khối lượng hơn 2 triệu đơn vị.

ngay 259 khoi ngoai mua rong hon 82 ty dong tren hose tap trung vao vre hpg

Về top mua ròng, VRE được mua ròng nhiều nhất (hơn 46 tỷ đồng), kế đến là HPG (13,4 tỷ đồng) và KBC (11,2 tỷ đồng). Kết phiên, VRE, KBC, PLX tăng trong khi các mã còn lại đều giảm.

ngay 259 khoi ngoai mua rong hon 82 ty dong tren hose tap trung vao vre hpg

Về top bán ròng, VJC dẫn đầu với hơn 12 tỷ đồng, theo sau là DXG (6,8 tỷ đồng) và PGC (6,3 tỷ đồng). Kết phiên, DXG, DIG, PAN, HT1 đều tăng điểm.

Trên sàn HNX, khối ngoại bán ròng hơn 24 tỷ đồng với khối lượng hơn 3,4 triệu đơn vị. Trong đó, VGC bị bán ròng mạnh nhất với hơn 13 tỷ đồng, theo sau là TIG (8,3 tỷ đồng) và VCS (2,7 tỷ đồng). Ngược lại, SHB được mua ròng nhẹ hơn 1 tỷ đồng.

Tại UPCoM, khối ngoại mua ròng hơn 15 tỷ đồng nhưng khối lượng bán ròng 4.360 đơn vị. Trong đó, VEA được mua ròng nhiều nhất (hơn 19 tỷ đồng) và VGT bị bán ròng hơn 10 tỷ đồng.

Xem thêm

Nhật Huyền

WB: Việt Nam sẽ nằm trong top các nền kinh tế tăng trưởng GDP cao nhất toàn cầu năm 2025
Theo ông Andrea Coppola, Chuyên gia Kinh tế trưởng và Quản lý chương trình Tăng trưởng công bằng, Tài chính và Thể chế của WB tại Việt Nam, Lào và Campuchia, với mức tăng GDP 6,6% trong năm 2025 dù thấp hơn mục tiêu đặt ra (ít nhất 8%), song Việt Nam vẫn nằm trong số các nền kinh tế tăng trưởng cao nhất ở Đông Á cũng như toàn cầu.