|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Ngành tôm vẫn chưa hết khó

14:54 | 28/03/2019
Chia sẻ
Xuất khẩu tôm trong hai tháng đầu năm tiếp nối đà giảm trong năm 2018 do trùng vào thời điểm Tết nguyên đán và tồn kho trên các thị trường vẫn còn.

Xuất khẩu tôm liên tục lao dốc

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP), hai tháng đầu năm, xuất khẩu tôm Việt Nam vẫn nối tiếp đà giảm của năm 2018 do trùng vào thời điểm Tết nguyên đán và tồn kho trên các thị trường vẫn còn. 

Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu đạt 373,6 triệu USD, giảm 15,2% so với cùng kỳ năm 2018.

Ngành tôm vẫn chưa hết khó - Ảnh 1.

Nguồn: VASEP

Thời tiết đang thuận lợi nên nhiều cường quốc nuôi tôm lên kế hoạch phát triển nuôi mạnh như Ấn Độ, Ecuador, Indonesia. Dẫn đến xu thế nguồn cung cao và giá tôm chưa thể tăng trong những tháng đầu năm 2019.

Tại thị trường Mỹ, bên cạnh sức ép từ Chương trình Giám sát Thủy sản nhập khẩu (SIMP) và giá tôm nhập khẩu từ Ấn Độ thấp thì thuế chống bán phá giá vào thị trường Mỹ vẫn là áp lực cho doanh nghiệp và làm giảm sức cạnh tranh của tôm Việt Nam.

Tôm chân trắng vẫn chiếm vị trí chủ đạo trong cơ cấu các sản phẩm tôm xuất khẩu của Việt Nam, chiếm 65,8%, tôm sú chiếm 24,3% và tôm biển 9,9%.

Hai tháng đầu năm, giá trị xuất khẩu tôm chân trắng giảm 20% trong khi tôm sú tăng 6% so với cùng kỳ 2018. 

Trong giai đoạn này, xuất khẩu tôm Việt Nam sang 5 thị trường chính đều giảm. Trong đó giá trị xuất khẩu sang EU giảm mạnh nhất 27,6%, Nhật Bản giảm 0,9%. 

VASEP cho hay lượng tiêu thụ tôm Việt Nam của EU bắt đầu giảm từ nửa cuối năm 2018. Trong hai tháng đầu năm, xuất khẩu tôm sang Đức và Hà Lan giảm mạnh lần lượt 16,6% và 47,5%

Xuất khẩu tôm sang Trung Quốc, Mỹ và Hàn Quốc giảm lần lượt 1,6%, 19,2% và 18%. 

Đà giảm trong hai tháng chỉ là tạm thời?

Mặc dù vậy, VASEP cho biết xuất khẩu tôm sang thị trường Nhật Bản đã có những dấu hiệu khả quan đầu năm nay khi Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực từ tháng 1. Bằng chứng là tính riêng trong tháng 2, duy nhất thị trường Nhật Bản ghi nhận mức tăng trưởng 14,7% trong khi các thị trường còn lại đều giảng.

Bên cạnh đó, năm 2019 cũng đánh dấu hoàn thành lộ trình cắt giảm thuế trong Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA). 

Đây là thời điểm thích hợp để doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu vào Nhật Bản khi thuế nhập khẩu tất cả các mặt hàng thủy sản từ Việt Nam vào Nhật Bản được đưa về 0%.

Với thuận lợi từ các Hiệp định thương mại tự do, VASEP khuyến cáo doanh nghiệp cần tập trung đẩy mạnh sản xuất hàng giá trị gia tăng, cần nhiều hơn nữa sự đồng thuận trong toàn chuỗi sản xuất tôm.

VASEP dự báo xuất khẩu tôm trong các tháng tới sẽ tăng và mức giảm trong hai tháng đầu năm nay chỉ là tạm thời.

Nhập khẩu tôm của Mỹ năm 2018 tăng 5%Nhập khẩu tôm của Mỹ năm 2018 tăng 5% Chi phí nuôi tôm của Việt Nam thuộc hàng cao nhất thế giớiChi phí nuôi tôm của Việt Nam thuộc hàng cao nhất thế giới Ngành tôm sẽ Ngành tôm sẽ 'sáng' trở lại năm 2019?

Đức Quỳnh

Chủ tịch Kinh Bắc: Thị trường bất động sản muốn ấm phải chờ sang năm
Theo ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch HĐQT Kinh Bắc, thị trường bất động sản đến thời điểm này vẫn chưa ấm lên và có thể sẽ có dấu hiệu phục hồi theo hướng phát triển bền vững từ cuối năm nay.