|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Nhập khẩu tôm của Mỹ năm 2018 tăng 5%

17:47 | 26/03/2019
Chia sẻ
Năm 2018, Mỹ đã nhập khẩu 697.239 tấn tôm, tăng gần 5% so với năm 2017, tuy nhiên giá trị nhập khẩu chỉ đạt 6,2 tỉ USD, giảm gần 5% so với năm 2017, theo dữ liệu mới nhất được cung cấp bởi Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA ).
Nhập khẩu tôm của Mỹ năm 2018 tăng 5% - Ảnh 1.

Nhập khẩu tôm của Mỹ năm 2018 tăng 5%

Giá trị nhập khẩu tôm Mỹ giảm là do giá tôm trung bình trong năm 2018 xuống còn 8.949 USD/tấn, thấp hơn 9% so với mức giá trung bình 9.839 USD/tấn trong năm 2017.

Tháng 12/2018, Mỹ đã nhập khẩu 62.423 tấn tôm, tăng 4% so với tháng 12/2017, đánh dấu tháng tăng thứ 5 liên tiếp về khối lượng lượng tôm nhập khẩu. Tuy nhiên, giá trị nhập khẩu tôm của Mỹ trong tháng 12/2018 đạt 552,3 triệu USD, giảm 8% so với tháng 12/2017.

Nhìn chung, giá tôm đạt mức 9,23 USD/kg vào tháng 12/2018, thấp hơn 8% so với mức 10,01 USD/kg vào tháng 12/2017, nhưng vẫn cao hơn khoảng 3% so với mức 8,92 USD/kg vào tháng 11/2018.

Nhập khẩu tôm của Mỹ năm 2018 tăng 5% - Ảnh 2.

Nguồn: NOAA

Ấn Độ vẫn giữ vị thế là nhà cung cấp tôm hàng đầu của Mỹ

Kết thúc năm 2018, Ấn Độ vẫn chiếm vị thế là nhà cung cấp tôm hàng đầu của Mỹ, khi xuất khẩu tới 248.127 tấn tôm, tăng 16% so với năm 2017 và thu về 2,2 tỉ USD, ít hơn một chút so với năm 2017, chiếm 36% tổng khối lượng tôm xuất khẩu sang Mỹ.

Tháng 12/2018, Ấn Độ đã xuất khẩu 21.931 tấn tôm sang Mỹ, tăng 16% so với cùng kì năm 2017.

Vì sản lượng giảm nên giá tôm tại Ấn Độ tăng trong nửa cuối tháng 2/2019, theo ông Jim Gulkin, Giám đốc điều hành và người sáng lập của Siam Canada Group.

Giá tôm dự kiến đủ cao để khuyến khích người dân tiếp tục thả nuôi cho vụ kế tiếp. Sản lượng tôm ở Ấn Độ sẽ tăng trong quí II và đầu quí III năm nay, ông Jim Gulkin cho biết thêm.

Tuy nhiên, Ấn Độ có thể gặp khó khăn khi xuất khẩu tôm sang Mỹ trong thời gian tới. Vào tháng 1/2019, chỉ một tháng sau khi chính phủ Mỹ bắt đầu áp dụng các yêu cầu kèm theo trong Chương trình Giám sát nhập khẩu thủy sản (SIMP) đối với tôm, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã từ chối 26 lô tôm nhập khẩu do liên quan đến kháng sinh cấm, theo báo cáo của Liên minh tôm miền Nam nước Mỹ (SSA).

Tất cả 26 lô tôm đều được vận chuyển từ Ấn Độ, và chiếm 14,9% trong tổng số 175 lô hàng hải sản bị từ chối trong tháng 1/2019. 

Nhập khẩu tôm của Mỹ năm 2018 tăng 5% - Ảnh 3.

Nguồn: Undercurrent News

Thị trường tôm Indonesia đầy biến động

Indonesia, nguồn cung tôm lớn thứ hai cho Mỹ, xuất khẩu 132.344 tấn tôm sang nền kinh tế lớn nhất thế giới trong năm 2018, tăng 12% so với năm 2017.

Giá tôm Indonesia khá cạnh tranh trong năm 2019, ông Gulkin – người sở hữu công ty cung ứng và xuất khẩu thủy sản toàn cầu có trụ sở tại Bangkok, Thái Lan và các chi nhánh tại Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Việt Nam và Myanmar, cho biết.

Bên cạnh đó, giá tôm Indonesia dự kiến tăng vào khoảng giữa tháng 3 năm nay khi sản lượng giảm. Tuy nhiên, sản lượng tôm của Indonesia sẽ tăng trở lại vào cuối quí II và đầu quí III, theo ông Gulkin. Giá tôm Indonesia nhìn chung khá cạnh tranh so với giá tôm Ấn Độ, Việt Nam và Thái Lan.

Ông Jim Gulkin ước tính Indonesia sản xuất được 425.000 - 450.000 tấn tôm nuôi trong năm 2018.

Tôm Thái Lan gặp khó

Năm 2012, Thái Lan là nguồn cung tôm lớn nhất cho Mỹ với khối lượng tôm xuất khẩu sang Mỹ đạt 135.936 tấn trong khi nguồn cung lớn thứ hai (Indonesia) đạt 74.077 tấn và Ấn Độ đứng thứ 3 với 66.011 tấn.

Tuy nhiên, sản lượng tôm Thái Lan đã giảm trong năm 2013 do hội chứng tôm chết sớm (EMS) bùng phát. Quốc gia này đã xuất khẩu 49.703 tấn tôm sang Mỹ năm 2018, giảm 33% so với năm 2017.

Tháng 12/2018, Thái Lan chỉ xuất khẩu 5.514 tấn tôm sang Mỹ, giảm 17% so với tháng 12/2017.

Người nuôi và các nhà chế biến tôm nước này bị ảnh hưởng trong năm 2018 do giá tôm thế giới giảm mạnh. Người nuôi tôm Thái Lan phải yêu cầu sự hỗ trợ dưới dạng đảm bảo giá tối thiểu.

Nhập khẩu tôm của Mỹ năm 2018 tăng 5% - Ảnh 4.

Nguồn: Undercurrent News

Doanh thu từ tôm của Trung Quốc tiếp tục tăng

Kể từ tháng 12/2018, các nhà nhập khẩu tôm của Mỹ đã tăng cường nhập khẩu tôm từ Trung Quốc do lo ngại thuế nhập khẩu sẽ tăng từ 10% lên 25%. Tuy nhiên, Mỹ và Trung Quốc vẫn đang trong quá trình đàm phán nên trì hoãn việc tăng thuế.

Tháng 12/2018, Mỹ nhập khẩu 5.980 tấn tôm từ Trung Quốc, tăng 49% so với cùng kì năm 2017. Trung Quốc trở thành nguồn cung tôm lớn nhất cho Mỹ trong tháng 12/2018.

Năm 2018, Mỹ nhập khẩu 50.824 tấn tôm từ Trung Quốc, tăng 11% so với năm 2017.

Nhập khẩu tôm của Mỹ năm 2018 tăng 5% - Ảnh 5.

Nguồn: Undercurrent News

Nhu cầu nhập khẩu tôm của Mỹ từ Trung Quốc vẫn tốt khi các nhà bán lẻ Mỹ đang tiếp tục gửi đơn đặt hàng cho nhiều nhà cung cấp Trung Quốc, ông Jim Gulkin cho biết.

Tuy nhiên, sản xuất tôm tại Trung Quốc tiếp tục gặp khó khăn khi công tác quản lí ao nuôi tại nước này chưa tốt, dẫn tới dịch bệnh và tỉ lệ tôm chết cao.

Xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ tăng nhẹ trong năm 2018 với 58.383 tấn, tăng 5% so với năm 2017.

Tháng 12/2018, Việt Nam xuất khẩu 4.288 tấn tôm sang Mỹ, giảm 8% so với tháng 12/2017.

Xuất khẩu tôm sang Trung Quốc dự báo tăng mạnh 42% trong năm 2019Xuất khẩu tôm sang Trung Quốc dự báo tăng mạnh 42% trong năm 2019 Quảng Ninh nuôi Quảng Ninh nuôi 'tham vọng' trở thành số 1 các tỉnh ven biển phía Bắc về tôm giống Mỹ vẫn xuất nhiều tôm hùm sang Trung Quốc, nhưng quan ngại về thuế quanMỹ vẫn xuất nhiều tôm hùm sang Trung Quốc, nhưng quan ngại về thuế quan

Ngọc Ánh

Khối ngoại chưa dừng bán ròng tuần VN-Index hồi phục
Bất chấp xu hướng hồi phục của TTCK, NĐT nước ngoài đẩy mạnh bán ròng gần 5.200 tỷ đồng trên HOSE. Điểm sáng là trong phiên cuối tuần khối ngoại đảo chiều mua ròng nhẹ hơn 31 tỷ đồng. Đây là phiên mua ròng đầu tiên sau 21 ngày bán ròng liên tiếp.