|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Ngành hàng không và sứ mệnh vận chuyển vắc xin COVID-19 đi khắp thế giới

18:30 | 11/09/2020
Chia sẻ
Muốn phân phối vắc xin COVID-19 cho 7,8 tỉ người, ngành hàng không cần đến 8.000 chiếc máy bay Boeing. Điều này đặt ra thách thức về khâu chuẩn bị cơ sở vật chất cũng như khâu hậu cần để đảm bảo vắc xin không bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ và thời gian.

Theo Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA), việc vận chuyển vắc xin COVID-19 ra khắp thế giới sẽ là thách thức vận chuyển lớn nhất từ trước đến nay của họ.

Ngành hàng không và sứ mệnh vận chuyển vắc xin COVID-19 ra khắp thế giới - Ảnh 1.

Ngành hàng không cần đến 8.000 chiếc máy bay Boeing để vận chuyển vắc xin COVID-19 (Ảnh minh họa: Airplane pictures).

Trong bài viết của mình, IATA kêu gọi chính phủ các nước hãy bắt đầu lập kế hoạch chi tiết và thật cẩn thận hợp tác với các bên liên quan để công tác chuẩn bị được đảm bảo đầy đủ khi vắc xin COVID-19 đang sẵn sàng để phân phối.

Tuy nhiên, Hiệp hội cũng cảnh báo về những hạn chế nghiêm trọng về năng lực trong việc vận chuyển vắc xin bằng đường hàng không.

Cần chuẩn bị kĩ lưỡng cho sứ mệnh thế kỉ của ngành hành không

Một trong những mối lo ngại chính mà IATA nêu ra là thời gian và nhiệt độ trên toàn cầu sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến việc vận chuyển và phân phối vắc xin COVID-19. Và điều này sẽ không thuận lợi nếu không có kế hoạch cẩn thận.

Do đó ông Juniac kêu gọi các chính phủ phải tạo điều kiện hợp tác giữa các chuỗi hậu cần, đảm bảo cơ sở vật chất, an ninh và qui trình biên giới sẵn sàng cho nhiệm vụ phức tạp phía trước.

Việc cung cấp vắc xin COVID-19 một cách an toàn sẽ là sứ mệnh thế kỉ đối với ngành vận tải hàng không toàn cầu.

Alexandre de Juniac, Tổng Giám đốc kiêm Giám đốc điều hành của IATA

IATA sẽ ưu tiên chuẩn bị kĩ cơ sở vật chất và nguồn lực cho lần phân phối vắc xin lần này. Cụ thể đó là phương tiện và thiết bị kiểm soát nhiệt độ, đào tạo các nhân viên có kiến thức về nhiệt độ nhạy cảm của vắc xin, đảm bảo vắc xin nguyên vẹn và không bị tráo đổi. IATA sẽ sắp xếp để đảm bảo các lô hàng vẫn an toàn và không bị giả mạo hay trộm cắp.

IATA cũng nêu tổng quát qui trình khi vắc xin đến được biên giới. Hiệp hội mong muốn được làm việc hiệu quả với phía hải quan và các cơ quan y tế nhằm đảm bảo vắc xin được phê duyệt kịp thời.

Ngành hàng không và sứ mệnh vận chuyển vắc xin COVID-19 ra khắp thế giới - Ảnh 3.

IATA mong muốn các chính phủ phải đảm bảo công tác hậu cần đúng qui trình để việc vận chuyển vắc xin diễn ra linh hoạt, nhanh chóng. (Ảnh minh họa: Grunge).

Bên cạnh đó, IATA cũng đề xuất với các chính phủ có các thủ tục nhanh chóng để máy bay có giấy phép bay vào biên giới và hạ cánh khi vận chuyển vắc xin COVID-19. Đồng thời các chính phủ phải miễn kiểm dịch cho các thành viên tổ bay để đảm bảo duy trì chuỗi cung ứng vắc xin.

Hiệp hội cũng mong muốn các chính phủ hợp tác loại bỏ lệnh giới nghiêm giờ hoạt động đối với các chuyến bay chở vắc xin để tạo điều kiện cho hoạt động vận chuyển toàn cầu diễn ra linh hoạt nhất. Đặc biệt, việc được các chính phủ xem xét việc giảm thuế để tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển vắc xin cũng là điều rất quan trọng.

Ngành hành không bị hạn chế do thời gian ngủ đông dài

Bên cạnh việc chuẩn bị của ngành hành không và sự phối hợp công tác hậu cần, các chính phủ cần xem xét khả năng vận chuyển hàng hóa đang giảm sút hiện nay của ngành vận tải hàng không toàn cầu.

Ngành hàng không và sứ mệnh vận chuyển vắc xin COVID-19 ra khắp thế giới - Ảnh 4.

Vắc xin không thể được phân phối trên toàn cầu nếu không tận dụng ngành hàng không (Ảnh minh họa: Wheelchair travel).

IATA cảnh báo, với tình hình suy giảm nghiêm trọng về lưu lượng hành khách, các hãng hàng không đã thu hẹp mạng lưới và đưa nhiều máy bay vào kho trong thời gian dài.

Bên cạnh đó, mới đây các tổ chức WHO, UNICEF và GAVI (Liên minh Toàn cầu về Vắc xin và Tiêm chủng) đã cho thấy nhiều khó khăn trong việc duy trì các chương trình vắc xin theo kế hoạch, một phần nguyên nhân là hàng không kết nối khá hạn chế.

Ông Henrietta Fore, Giám đốc Điều hành UNICEF khẳng định: "Cả thế giới đang háo hức chờ đợi một loại vắc xin COVID-19 an toàn. Tất cả chúng ta có trách nhiệm đảm bảo tất cả các quốc gia được tiếp cận vắc xin đầu tiên an toàn, nhanh chóng và công bằng".

Theo IATA, dự kiến qui mô của việc phân phối vắc xin ra khắp thế giới là rất lớn. Chỉ cần cung cấp một liều vắc xin duy nhất cho 7,8 tỉ người sẽ phải dùng 8.000 máy bay chở hàng Boeing 747.

Dù biết rằng giao thông đường bộ sẽ hữu ích, đặc biệt là ở các nền kinh tế phát triển, nhưng vắc xin không thể được phân phối trên toàn cầu nếu không tận dụng ngành hàng không.

Nếu biên giới vẫn bị đóng cửa, việc đi lại bị hạn chế, nhân viên nghỉ việc tăng lên thì khả năng cung cấp vắc xin cứu sống con người sẽ bị tổn thất rất nhiều".

Ông Alexandre de Juniac, Tổng giám đốc kiêm Giám đốc điều hành của IATA

Minh Hằng

Margin tiếp tục lập đỉnh mới, thêm hai CTCK có dư nợ vượt 20.000 tỷ đồng
Dư nợ magin ngành chứng khoán lập đỉnh mới trong 2024. Riêng Top 10 công ty chứng khoán lớn nhất ghi nhận đến 9 đơn vị vượt đỉnh cho vay trong quý cuối năm. TCBS, SSI và HSC đang là ba đơn vị đang dẫn đầu về cho vay margin.