|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Ngành chăn nuôi heo 'nóng mặt' vì dịch ASF tiếp tục lây lan

17:28 | 11/04/2019
Chia sẻ
Sự lây lan nhanh chóng của dịch tả heo châu Phi (ASF) tại các trang trại của Đông Á đang khiến ngành gia súc trong khu vực "rùng mình", với hơn một triệu con heo bị tiêu hủy kể từ khi dịch bệnh đầu tiên bùng phát vào tháng 8, theo các dữ liệu chính thức.

Nhu cầu bột đậu, một thành phần quan trọng của thức ăn chăn nuôi, được dự báo giảm tại Trung Quốc lần đầu tiên trong hơn một thập kỉ sau khi virus lây lan trên gần khắp cả nước. Trung Quốc là nhà sản xuất heo lớn nhất thế giới và là nhà nhập khẩu đậu nành hàng đầu.

Tại Việt Nam, virus đã lan tới 23 tỉnh, thành phố, trong khi khoảng 10% đàn heo ở Mông Cổ đã bị tiêu hủy kể từ tháng 1. 

Dịch bệnh gây tử vong cao ở heo có khả năng khiến giá bột đậu nành giao sau tại Trung Quốc giảm sâu hơn, vốn đã lao dốc 25% từ đỉnh xác lập vào tháng 10/2018. Đàn heo giảm và thiệt hại kinh tế lớn đối với người chăn nuôi có thể để lại sẹo cho ngành kinh doanh trong nhiều năm tới.

Sự bùng phát gần đây của dịch cúm gia cầm H5N1 tại miền Đông Bắc Trung Quốc khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn. Tuy nhiên, người này mất thì người kia được. Giá heo giao kì hạn tại Chicago đã bật tăng nhờ lạc quan về nhu cầu nhập khẩu từ Trung Quốc.

"Vấn đề của chúng ta là không ai muốn tái đàn và khiến người đầu tư lo ngại sẽ lại bị lỗ", Darin Friedrichs, chuyên gia tư vấn quản trị rủi ro tại phòng hàng hóa châu Á của INTL FCStone, cho hay. Rất khó để thị trường xác định chính xác thiệt hại vì một số đợt bùng phát không được báo cáo, ông nói thêm.

Ngành chăn nuôi heo nóng mặt vì dịch ASF tiếp tục lây lan - Ảnh 1.

Nguồn cung và nhu cầu đối với heo về cơ bản sẽ cân bằng trong ngắn hạn, nhưng nguồn cung sẽ trở nên thắt chặt và dự kiến duy trì trong thời gian dài, theo Cơ quan Chăn nuôi & Thú y của tỉnh Sơn Đông. Người chăn nuôi đang bán heo với tốc độ nhanh nhất có thể và không tái đàn. Trung Quốc có hơn 400 triệu con heo, và thịt heo là nguồn protein chính hàng ngày.

Nhu cầu bột đậu của Trung Quốc có thể giảm hơn 5% xuống 66 triệu tấn trong 2018 - 2019, đánh dấu lần giảm đầu tiên sau 11 năm tăng trưởng, theo Trung tâm Thông tin Ngũ cốc và Dầu khí Quốc gia Trung Quốc.

Mặc dù vậy, tiêu thụ ở những phân khúc khác có thể hạn chế sự sụt giảm. Nhu cầu gia cầm, cá đã tăng, đặc biệt tại tỉnh phía bắc Hồ Bắc, theo Li Xinxin, một nhà giao dịch bột đậu.

Các quốc gia Đông Nam Á tăng cường giám sát

Tình hình có thể trở nên tội tệ hơn khi virus ASF lây lan sang tỉnh mới tại các quốc gia như Việt Nam. 

Cục Thú y, thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, cho biết Việt Nam đã tiêu hủy hơn 73.000 con heo nhiễm bệnh kể từ khi virus được phát hiện vào đầu tháng 2. Chính phủ cũng đã tuyên bố các biện pháp ngăn chặn và kiểm soát để bảo vệ đàn heo gần 30 triệu con.

Ngành thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam phụ thuộc toàn bộ vào bột đậu nành nhập khẩu, với khối lượng thu mua từ thị trường nước ngoài trong năm ngoái đạt 4,8 triệu tấn, theo ông Nguyễn Quốc Đạt, Phó Chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi Việt Nam. Nếu dịch bệnh nằm trong tầm kiểm soát, hoạt động nhập khẩu có thể ít thay đổi trong năm nay, ông Đạt nhận định.

Một số quốc gia đang trong tình trạng cảnh giác cao độ. Thái Lan đã tăng cường giám sát sau khi chính quyền Đài Loan báo cao tìm thấy sản phẩm thịt heo từ Việt Nam chứa virus ASF, ông Sorawit Thaneeto, Tổng giám đốc Cơ quan Phát triển Gia súc cho biết. 

Virus cũng được phát hiện tại các sản phẩm thịt heo Trung Quốc tại sân bay từ Nhật Bản sang Australia, dẫn đến lệnh cấm tại các quốc gi này.

Dịch bệnh gây tử vong gần như 100% ở heo nuôi và heo rừng, và không có vacxin phòng bệnh.

Lyly Cao

ĐHĐCĐ bất thường HSC: Dự báo lợi nhuận 2024 trên 1.300 tỷ đồng, tăng vốn lên 10.800 tỷ đồng
Tổng Giám đốc HSC, cho biết tỷ lệ cho vay margin trên vốn chủ sở hữu của công ty đã áp sát ngưỡng tối đa quy định. Đồng thời, công ty cần chuẩn bị trước cho kịch bản thị trường xuất hiện nhịp tăng, nhu cầu sử dụng margin của khách hàng lên cao trong tương lai vì vậy tăng vốn lên 10.800 tỷ đồng là rất cấp bách.