|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Dịch tả heo châu Phi khiến CPI Trung Quốc tăng hơn 2% trong tháng 3

12:55 | 11/04/2019
Chia sẻ
Chỉ số giá tiêu dùng của Trung Quốc tăng mạnh trong tháng 3, vì quốc gia này chật vật trong việc kiểm soát tác động của dịch tả heo châu Phi (ASF) khiến giá tăng cao. 

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Trung Quốc trong tháng 3 đã tăng 2,3% so với năm trước, ghi nhận mức cao nhất trong 5 tháng, chủ yếu là do giá thịt heo tăng cao vì sự lây lan dịch ASF khiến người chăn nuôi tiêu hủy đàn heo của mình, dữ liệu chính thức công bố hôm thứ Năm (11/4) cho biết.

Con số này cao hơn mức tăng 1,5% trong tháng 2 nhưng thấp hơn dự báo tăng 2,4%.

Tính theo tháng, CPI đã tăng 1,2%.

Một số chuyên gia phân tích dự báo sản lượng heo tại Trung Quốc, quốc gia tiêu thụ khoảng một nửa lượng thịt heo thế giới, sẽ giảm khoảng 30% trong 2019, theo đó kéo giá tăng cao.

Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế cho biết ngân hàng trung ương của quốc gia này không thể phản ứng quá mạnh mẽ đối với sự tăng vọt về giá thực phẩm nếu lạm phát cơ bản, vốn không tính sự biến động của giá năng lượng và thực phẩm, duy trì ổn định.

Dịch tả heo châu Phi khiến CPI Trung Quốc tăng hơn 2% trong tháng 3 - Ảnh 1.

Ảnh: Reuters.

Chỉ số giá sản xuất tăng lần đầu tiên trong 9 tháng

Giá xuất xưởng của Trung Quốc đã tăng lần đầu tiên sau 9 tháng vào tháng 3, khoát khỏi vùng giảm phát, một dấu hiệu mới cho thấy những nỗ lực của chính phủ nhằm thúc đẩy nền kinh tế có thể bắt đầu hồi sinh nhu cầu trong nước.

Sự gia tăng nhẹ của chỉ số giá sản xuất sẽ củng cố sự lạc quan rằng nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang dần bắt đầu thay đổi, sau khi các cuộc khảo sát gần đây cho thấy hoạt động nhà xuất lần đầu tiên mở rộng trong nhiều tháng.

Tuy nhiên, các nhà phân tích kêu gọi cần thận trọng, vì sẽ mất thêm vài tháng với dữ liệu tốt hơn và hỗ trợ chính sách từ Bắc Kinh để xem liệu sự phục hồi có thể được duy trì hay không.

Chỉ số giá sản xuất của Trung Quốc (PPI) trong tháng 3 đã tăng 0,4% so với một năm trước đó, trùng với dự báo của các chuyên gia phân tích trong cuộc thăm dò ý kiến từ Reuters và lớn hơn mức tăng 0,1% trong tháng 2, Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS) cho biết.

Hầu hết sự gia tăng đến từ ngành khai thác, với giá khai thác tăng 4,2% trong năm, tăng từ 1,8% trong tháng 2. Giá nguyên liệu cũng cũng giảm đều.

Mặc dù vậy, những cải thiện này có thể là nhờ sự thay đổi của giá hàng hóa nhiều hơn là nhu cầu mạnh mẽ. Giá hàng tiêu dùng lâu bền giảm tháng thứ hai liên tiếp, cho thấy nhu cầu vẫn suy yếu đối với những mặt hàng lớn như ô tô và máy móc.

"Chúng tôi dự đoán giá dầu giảm trong những tháng tới. Điều này sẽ đẩy PPI giảm. Trong khi đó, nền kinh tế tiếp tục suy yếu có thể khiến tiếp tục gia tăng áp lực đối với giá cả", theo Evans-Pritchard, chuyên gia kinh cấp cao về Trung Quốc tại Capital Economics.

Tính theo tháng, chỉ số giá sản xuất tăng lần đầu tiên trong 5 tháng. Chỉ số này tăng 0,1% so với mức giảm 0,1% trong tháng 2.

Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang tăng trưởng với tốc độ chậm nhất trong gần ba thập kỉ vì nhu cầu nội địa suy yếu và cuộc chiến thương mại kéo dài một năm với Mỹ. Chiến dịch kéo dài nhiều năm để hạn chế rủi ro nợ và ô nhiễm môi tường đã ngăn chặn đầu tư mới.

Để phản ứng với những tác động trên, Bắc Kinh lên kế hoạch chi tiêu nhiều hơn cho đường, đường sắt và cảng biển, nhằm thúc đẩy nhu cầu và giá nguyên liệu xây dựng. Giá thanh cốt thép được sử dụng cho xây dựng cạm định 7 năm rưỡi trong tuần này.

Tháng trước, chính phủ công bố giảm thuế trị giá gần 2.000 tỉ nhân dân tệ để làm giảm áp lực đối với bảng kế toán doanh nghiệp, trong khi các nhà chức trách gia tăng áp lực lên các ngân hàng để duy trì hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp nhỏ gặp khó khăn.

Kế hoạch giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) được kích hoạt vào ngày 1/4 đã khiến các nhà chức trách giảm giá điện và khí đốt tự nhiên. Giá xăng bán lẻ và dầu diesel cũng giảm.

Hàng loạt các công ty từ Apple tới BMW đã giảm giá sản phẩm theo sau đợt giảm thuế.

Lyly Cao