|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Rabobank lạc quan về thị trường gia cầm toàn sau sau sự lây lan của dịch ASF tại châu Á

14:42 | 09/04/2019
Chia sẻ
Các điều kiện thương mại đang dần được cải thiện đối với gia cầm toàn cầu, theo Rabobank.

Trong những quí gần đây, thị trường gia cầm toàn cầu đã trải qua một trong những giai đoạn biến động nhất trong nhiều năm, vì sự kết hợp của nhiều yếu tố, gồm hạn chế thương mại và dịch bệnh, cùng với tác động của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung.

Sản xuất đặc biệt cao ở nhiều thị trường, gồm Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và Thái Lan, nhưng nhu cầu giảm do thị trường chung chậm lại và giới hạn tiếp cận thị trường quốc tế sau những hạn chế thương mại. Điều này dẫn đến thời kì giá gia cầm giảm trong giai đoạn quí II - quí IV/2018.

Đây là một ngành công nghiệp, mặc dù, có thể phục hồi nhanh chóng.

"Gia cầm là một ngành công nghiệp có chu kì tương đối ngắn và điều kiện thị trường thay đổi khá nhanh so với thịt bò và heo, với chu kì dài hơn và ít hội nhập hơn, đồng nghĩa với khả năng cân bằng lại cung cầu trên thị trường. 

Tôi không nói rằng ngành công nghiệp đang ở trong tình trạng rất tốt nhưng chúng tôi thấy có một bước ngoặt, triển vọng tốt hơn", ông Nan Nan-Dirk Mulder, chuyên gia phân tích protein động vật toàn cầu cao cấp tại phòng Tư vấn và nghiên cứu kinh doanh thực phẩm và nông nghiệp của Rabobank International, nói với FeedNavigator.

Điều kiện thị trường ở Trung Quốc là một trong những động lực chính cho sự thay đổi này, ông giải thích.

"Sự bùng phát của dịch tả heo châu Phi (ASF) sẽ có tác động lớn đến sự sẵn có của protein trên thị trường Trung Quốc, do việc tiêu hủy heo".

Protein được ưa thích ở Trung Quốc là thịt heo, với thịt gà và thịt bò bị bỏ lại phía sau khá xa.

"Người dân thích ăn thịt heo nhưng nguồn cung sẵ có sẽ bị hạn chế. Chúng tôi hi vọng, trong một kịch bản tốt nhất, sản lượng thịt heo tại Trung Quốc giảm khoảng 10 - 20%, mức giảm khá lớn vì Trung Quốc chiếm khoảng 50% sản lượng thịt heo của thế giới".

Rabobank lạc quan về thị trường gia cầm toàn sau sau sự lây lan của dịch ASF tại châu Á - Ảnh 1.

Ảnh: Getty Images.

Trung Quốc không phải là thị trường châu Á duy nhất được quan tâm khi nói về dịch ASF.

"Thật không may, Việt Nam cũng bị ảnh hưởng, mang đến thách thức lớn trong giai đoạn tới, khi đây là hai thị trường thịt lợn lớn nhất châu Á".

Gia cầm sẽ là nguồn cung thay thế chính để lấp vào chỗ trống nhu cầu.

"Tiêu hủy, bán tháo trong ngành chăn nuôi heo sẽ tác động đến toàn thị trường và thịt gà chắc chắn là lựa chọn thay thế tốt nhất. Chắc chắn, nếu nhìn vào giá gà ở cả hai thị trường, bạn có thể thấy giá đang tăng cao, với bằng chứng rõ ràng nhất là tại Trung Quốc, nơi đã virus ASF bùng phát từ tháng 8 năm ngoái. Xu hướng giá sẽ [tăng tốc] tại Việt Nam, với việc gia tăng sử dụng thị gà để thay thế cho thịt heo tại đó, ông Mulder cho biết thêm.

Dĩ nhiên, Trung Quốc sẽ cần nhập khẩu để giúp thu hẹp khoảng cách về protein. Các nhà sản xuất thịt heo châu Âu có thể thu lợi về mặt này.

"Về mặt các nhà xuất khẩu khác, có lẽ, ngành thịt heo Brazil cũng sẽ được hưởng lợi".

Sản xuất thịt gà địa phương tại Trung Quốc cũng gia tăng để giải quyết sự thiếu hụt, ông dự đoán.

"Hiện tại, số gia cầm bố mẹ của Trung Quốc đang ở mức rất thấp. [Trung Quốc đã cấm nhập nguồn cung từ châu Âu và Mỹ, do mối đe dọa của dịch cúm gia cầm ở các khu vực đó, và chỉ dựa vào New Zealand]. Kể từ mùa thu năm ngoái, Trung Quốc đã cho phép Ba Lan cung cấp gia cầm ông bà, nhưng sẽ mất khoảng 14 tháng để xây dựng nguồn cung. Vì vậy, điều này sẽ khiến nguồn cung gia cầm địa phương ở Trung Quốc bị thắt chặt, theo đó quốc gia này cũng sẽ cần phải nhập khẩu sản phẩm thịt gà".

Sự phát triển châu Á cũng có thể là lợi thế cho sản xuất gia cầm châu Âu, ông Mulder nói.

Tuy nhiên, không có nhiều nhà máy ở châu Âu đã được cho phép vận chuyển các sản phẩm gia cầm trực tiếp đến Trung Quốc, ông cho biết thêm.

"Ngành thịt gà châu Âu đứng sau ngành thịt heo của khu vực khá nhiều khi so sánh về vấn đề tiếp cận thị trường Trung Quốc. Họ chỉ có thể hưởng lợi từ tình huống này thông qua vận chuyển đến Trung Quốc qua Hong Kong, tuyến đường truyền thống. Hong Kôog sau đó tái xuất các sản phẩm sang Trung Quốc".

Lyly Cao