|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Ngân hàng tư nhân Trung Quốc và tham vọng trong thị trường tài chính châu Á

08:56 | 29/11/2018
Chia sẻ
Chủ các ngân hàng tư nhân Trung Quốc đang bắt đầu thực hiện tham vọng chiếm lĩnh thị trường châu Á với hai điểm đến đầu tiên là Hong Kong và Singapore.
ngan hang tu nhan trung quoc va tham vong trong thi truong tai chinh chau a Trung Quốc sẽ giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc cho hầu hết các ngân hàng
ngan hang tu nhan trung quoc va tham vong trong thi truong tai chinh chau a Trung Quốc bỏ giới hạn tỷ lệ nắm giữ nước ngoài tại ngân hàng nội địa
ngan hang tu nhan trung quoc va tham vong trong thi truong tai chinh chau a
Nguồn: Bloomberg.

Các ngân hàng quốc tế như UBS Group AG và Credit Suisse Group AG đang săn đón các nhà quản lí danh mục đầu tư trị giá hàng trăm triệu USD nhằm giành được thị phần trong miếng bánh Châu Á vốn ngày càng đông các triệu phú. Họ được gọi là "thợ săn".

Trong khi đó, các đối tác Trung Quốc của họ không cần ra sức để thu hút khách hàng giàu có bởi họ đã có hơn nửa triệu người giàu trong thị trường nội địa. Những gì họ cần là đầu tư ra nước ngoài, giúp những người giàu Trung Quốc điều hướng thị trường hải ngoại. Nhóm ngân hàng này được gọi bằng cái tên "nông dân".

“Chúng tôi không cần những người đi tìm kiếm khách hàng bởi vì chúng tôi đã có rất nhiều”, Joseph Tam, Giám đốc ngân hàng tư nhân tại Industrial Bank - Hong Kong, cho biết. "Các ngân hàng nước ngoài đang tăng tài sản của mình thông qua việc quản trị và tuyển dụng khi mà họ không có thị trường khách hàng".

Điều đó có nghĩa là thị trường ngân hàng tư nhân đang bùng nổ của Châu Á không chỉ có mức lương hấp dẫn hơn so với các đối thủ quốc tế mà còn thu hút được nhân viên từ các ngân hàng thương mại, bảo hiểm và môi giới để đáp ứng nhu cầu của những khách hàng Trung Quốc nhiều tiền.

Ở Hong Kong, có khoảng 3.800 người quản lí tài sản phần lớn bao gồm các nhà quan hệ khách hàng và cố vấn đầu tư, theo Hiệp hội Quản lí Tài sản Tư nhân. Ngược lại, Trung Quốc có tới 100.000 nhân viên trong ngành ngân hàng và 62.000 người làm việc trong ngành bảo hiểm, theo số liệu thống kê mới nhất của chính phủ.

"Các ngân hàng Trung Quốc có thể vận hành nhóm ngân hàng tư nhân thông qua nhiều kênh", Kenny Lam, chủ tịch tập đoàn Noah Holdings Ltd., người quản lí tài sản tư nhân đầu tiên của Trung Quốc cho giới siêu giàu nói. “Hầu hết các ngân hàng Trung Quốc đang phục vụ những tỉ phú mới nổi. Họ có lẽ sẽ không cần ai đó từ một công ty như UBS".

ngan hang tu nhan trung quoc va tham vong trong thi truong tai chinh chau a
Nguồn: Bloomberg.

Từ khi Ngân hàng Trung Quốc thành lập hoạt động ngân hàng tư nhân đầu tiên trong năm 2007, tài sản tư nhân của quốc gia này đã tăng lên khoảng 21 nghìn tỉ USD đến năm 2017, theo dữ liệu của Nhóm tư vấn Boston. Phần lớn khối tài sản này vẫn nằm ở Trung Quốc do bị ràng buộc bởi các qui định chính phủ nhằm ngăn chặn dòng vốn nhưng một khoản khá lớn ước tính khoảng 930 tỉ USD đã chảy ra nước ngoài.

Số lượng khách hàng nội địa tại 10 ngân hàng tư nhân hàng đầu của Trung Quốc tăng 17% lên 540.000 vào năm ngoái, theo Asian Private Banker. Ngân hàng Công nghiệp có trụ sở tại Fuzhou ước tính khoảng 60% các triệu phú của Trung Quốc sở hữu tài sản ở nước ngoài.

Rick Chung, một nhà tuyển dụng ngân hàng và tài chính tại Randstad NV, cho biết: “Ưu tiên hàng đầu của hầu hết các ngân hàng Trung Quốc là tuyển dụng một người có nhiều kỹ năng mềm để giúp họ duy trì mối quan hệ với khách hàng”.

Hầu hết các sản phẩm và dịch vụ do các nhà quản lí tài sản của Trung Quốc cung cấp vẫn tương đối đơn giản, tập trung vào cổ phiếu, trái phiếu và bảo hiểm, trong khi các công ty toàn cầu cung cấp nhiều lựa chọn đa dạng hơn, bao gồm cả từ thiện, đầu tư bền vững và tác phẩm nghệ thuật. Tổng mức hoa hồng trung bình cho "nông dân" (gồm cả tiền thưởng) vào khoảng 30% - 50% thấp hơn so với các "thợ săn", theo một số nhà quản lí tài sản và tuyển dụng trong ngành.

Nhóm ngân hàng tư nhân Trung Quốc ở Hong Kong đang có xu hướng thu hẹp qui mô khi có sự cạnh tranh của các đối thủ quốc tế. Ngân hàng Công thương Trung Quốc - ICBC (Asia), bắt đầu kinh doanh ngân hàng tư nhân tại Hong Kong từ năm 2008, có khoảng 10 nhà quản lí quan hệ và nhắm tới con số 20 trong vòng 3 đến 5 năm tới, theo Zheng Yuan, phó giám đốc ngân hàng tư nhân của công ty.

Ngân hàng tư nhân thuộc Top 20 Châu Á thuộc BOC Hong Kong (Holdings), một trong 4 ngân hàng ngoài của Trung Quốc, có khoảng 120 nhà quản lí quan hệ khách hàng và muốn tăng số lượng nhân viên lên ít nhất 20%.

Điều đó không có nghĩa là các ngân hàng quốc tế và đại lục không cạnh tranh để đứng đầu tại một số khu vực. Cả hai bên đều tuyển dụng phiên dịch tiếng bản ngữ và các nhân viên ngân hàng, những ngươi có sẵn mạng lưới khách hàng tốt, có kiến thức và kỹ năng sản phẩm đặc thù.

China Merchants Bank, đơn vị quản lí tài sản lớn nhất Trung Quốc, đang đặt mục tiêu trở thành ngân hàng tư nhân lớn nhất châu Á, Phó Chủ tịch Liu Jianjun cho biết trong một cuộc phỏng vấn vào năm 2017. Dữ liệu của Asian Private Banker cho thấy tài sản của ngân hàng Trung Quốc đứng thứ hai trong khu vực, sau UBS. Đối thủ cạnh tranh của họ là BOC và ICBC, ngân hàng lớn nhất thế giới về tài sản, cũng đang phát triển ngân hàng tư nhân tại Hong Kong khi khách hàng của họ bắt đầu triển khai đầu tư ra nước ngoài.

Tjun Tang, đối tác cao cấp và giám đốc điều hành tại Boston Consulting Group ở Hong Kong nhận định trong khi các ngân hàng Trung Quốc có một lượng khách hàng nội địa lớn, họ vẫn tụt hậu so với các đối thủ nước ngoài ở Singapore và Hong Kong.

"Họ đang bắt đầu từ hai vị trí rất khác nhau", ông nói. "Sẽ mất một khoảng thời gian để hình thành khối tài sản thuộc quyền quản lí của các ngân hàng tư nhân Trung Quốc tại Hong Kong và Singapore".

Xem thêm

Thu Phương