|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Ngân hàng Bản Việt được chấp thuận tăng vốn điều lệ thêm hơn 1.600 tỷ đồng

07:32 | 07/06/2022
Chia sẻ
NHNN vừa có văn bản chấp thuận cho Ngân hàng Bản Việt tăng vốn điều lệ thêm tối đa 1.618 tỷ đồng, nâng vốn điều lệ lên 5.289 tỷ đồng.

 Ảnh: Ngân hàng Bản Việt.

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa có văn bản chấp thuận cho Ngân hàng TMCP Bản Việt (Viet Capital Bank - Mã: BVB) tăng vốn điều lệ thêm tối đa 1.618 tỷ đồng, nâng vốn điều lệ lên mức 5.289 tỷ đồng.

Theo đó, NHNN đã có văn bản chấp thuận Ngân hàng Bản Việt tăng vốn điều lệ thêm tối đa hơn 1.618 tỷ đồng dưới ba hình thức: phát hành từ nguồn vốn chủ sở hữu (tối đa 550,6 tỷ đồng); phát hành cho cổ đông hiện hữu (tối đa 917,7 tỷ đồng) và phát hành theo chương trình lựa chọn cho người lao động (tối đa 150 tỷ đồng)

Phương án tăng vốn này đã được Đại hội đồng cổ đông ngân hàng thông qua vào ngày 8/4/2022. Sau khi hoàn tất việc phát hành, tổng số vốn điều lệ của Ngân hàng Bản Việt sẽ nâng lên mức 5.289 tỷ đồng.

Nguồn vốn tăng thêm được ngân hàng phục vụ cho các hoạt động phát triển trung và dài hạn như đầu tư công nghệ, cơ sở vật chất, mở rộng mạng lưới,...

Về kế hoạch năm 2022, ngân hàng đặt mục tiêu tổng tài sản tăng 27%, đạt 97.000 tỷ đồng. Huy động vốn từ tổ chức kinh tế và dân cư đạt hơn 71.000 tỷ, tăng 28%. Dư nợ cấp tín dụng đạt hơn 53.000 tỷ, tăng 15% (tốc độ tăng trưởng tín dụng phụ thuộc vào sự chấp thuận của NHNN). Lợi nhuận trước thuế  năm 2022 dự kiến đạt 450 tỷ, tăng 44%.

Trong quý 1/2022 vừa qua, ngân hàng cũng đạt được mức tăng trưởng khả quan với lợi nhuận trước thuế đạt hơn 173 tỷ đồng, tăng 14% so với cùng kỳ và thực hiện 38% kế hoạch năm. Động lực chính của tăng trưởng lợi nhuận đến từ thu nhập lãi thuần, hoạt động dịch vụ và kinh doanh ngoại hối. 

Tính đến ngày 31/3/2022, tổng tài sản của ngân hàng đạt 77.676 tỷ, tăng nhẹ 1,5% so với năm trước. Dư nợ cho vay đạt hơn 49.500 tỷ đồng, tăng 6,8% so với đầu năm. Huy động vốn tăng 3,5% lên hơn 46.800 tỷ đồng. 

Phương Nga

Top 10 địa phương IIP cao nhất 11 tháng: Phú Thọ bất ngờ dẫn đầu
Trong 11 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) so với cùng kỳ năm trước tăng ở 60 địa phương và giảm ở 43 địa phương trên cả nước cho thấy tín hiệu tích cực của ngành sản xuất. Trong đó các địa phương có IIP tăng cao chủ yếu nhờ hoạt động thuỷ điện hoặc chế biến, chế tạo tăng trưởng mạnh.