|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

'Nếu một nhân viên bất kỳ không thể mô tả văn hóa doanh nghiệp bằng một câu, công ty đó chưa có văn hóa'

12:46 | 02/01/2019
Chia sẻ
Một doanh nhân khẳng định văn hóa doanh nghiệp phải là thông điệp đủ ngắn gọn để một nhân viên bất kỳ trong công ty có thể mô tả bằng một câu.
neu mot nhan vien bat ky khong the mo ta van hoa doanh nghiep bang mot cau cong ty do chua co van hoa Xây dựng văn hóa doanh nghiệp: Từ sếp hay từ nhân viên?

Vốn là người từng làm việc cho nhiều công ty nước ngoài trước khi khởi nghiệp, Lê Anh Xuân, giám đốc công ty bảo mật 689 Cloud, học hỏi rất nhiều điều từ các doanh nghiệp mà anh làm thuê. Theo anh, rất nhiều chủ doanh nghiệp ở Việt Nam chưa có khái niệm rõ nét về văn hóa doanh nghiệp.

"Nếu tôi bước tới một nhân viên của một công ty và hỏi họ về văn hóa doanh nghiệp, họ có thể mô tả nó một cách dễ dàng bằng một câu không? Nếu họ không thể, công ty không có văn hóa, mà chỉ có vài tuyên bố mà các nhà lãnh đạo muốn hô hào", Anh Xuân khẳng định.

neu mot nhan vien bat ky khong the mo ta van hoa doanh nghiep bang mot cau cong ty do chua co van hoa
Lê Anh Xuân (người đeo kính), khẳng định văn hóa doanh nghiệp cần đơn giản và ngắn gọn để mọi nhân viên trong công ty có thể mô tả nó bằng một câu.

Kinh nghiệm của Anh Xuân cho thấy, một số chủ doanh nghiệp khẳng định họ đã gây dựng văn hóa và sẽ đổ lỗi cho đội ngũ quản lý cấp trung hoặc cấp thấp vì không biến phương hướng của họ thành hiện thực. Tuy nhiên, người đứng đầu mới quyết định sự thành bại của văn hóa doanh nghiệp.

"Nếu chủ doanh nghiệp muốn xây dựng văn hóa tích cực và lành mạnh, họ nên tập trung vào một công thức tổng quát, rồi tùy biến để nó phù hợp với tổ chức của họ. Với tư cách là người đứng đầu, chủ doanh nghiệp phải sở hữu văn hóa công ty. Không hình mẫu văn hóa nào có thể phù hợp với mọi doanh nghiệp, song doanh nhân có thể dựa vào một số nguyên tắc chung để gây dựng văn hóa làm việc", anh nói.

Tầm nhìn là yếu tố quan trọng đầu tiên để xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Nguyễn Huy Hoàng, người sáng lập công ty Alobase, nhận định văn hóa doanh nghiệp bắt đầu và kết thúc với tầm nhìn của người lãnh đạo. Theo anh, chủ doanh nghiệp nên diễn giải tầm nhìn của họ với nhân viên một cách rõ ràng nhất có thể. Tầm nhìn ấy phải khiến mọi người cảm thấy phấn khích và mơ về tương lai tốt hơn, khiến từng thành viên trong công ty muốn cống hiến 100% khả năng để đạt mục tiêu. Nhưng tầm nhìn phải đơn giản để mọi vị trí trong doanh nghiệp có thể hiểu.

“Điều quan trọng nhất là: Tầm nhìn của doanh nghiệp có khả năng thôi thúc từng thành viên trong công ty xác lập mục đích và nỗ lực nâng cao kiến thức, chuyên môn và sự thành thạo công việc hay không?”, Hoàng nhấn mạnh.

Giá trị cốt lõi

Lương Thành Trung, người sáng lập mô hình ẩm thực Loki House, cho rằng nền tảng của văn hóa doanh nghiệp là giá trị.

"Khi một thành viên trong công ty phải ra quyết định, họ phải có khả năng nghĩ ngay tới giá trị của tổ chức để ra quyết định phù hợp", Trung bình luận.

neu mot nhan vien bat ky khong the mo ta van hoa doanh nghiep bang mot cau cong ty do chua co van hoa
Ông Đỗ Xuân Tùng, Giám đốc Công ty Tư vấn và đào tạo Nhân Việt, nhận định nhiều doanh nghiệp Việt đang coi văn hóa như vật trang trí. Ảnh: freepik.com

Bộ giá trị doanh nghiệp, theo Trung, phải tạo ra sinh lực cho thành viên trong công ty và khách hàng. Anh cho rằng chủ doanh nghiệp nên huy động mọi người vào quá trình tạo giá trị.

Hành xử hàng ngày

Nguyễn Thái Hưng, giám đốc công ty Ameco, quan niệm rằng giá trị của chúng ta sẽ vô nghĩa nếu chúng không hiện diện trong cuộc sống bởi hành vi hàng ngày. Vì thế, theo anh, doanh nhân nên thể hiện giá trị của công ty qua từng hành vi ứng xử. Chẳng hạn, nếu chủ doanh nghiệp tuyên bố ông ấy mang lại tự do cho mọi người, nhưng nhân viên của ông lại cảm thấy do dự khi xin nghỉ phép một ngày thì chứng tỏ cách hành xử và lời nói của sếp chưa nhất quán.

"Nếu một doanh nhân luôn tuyên bố rằng công ty là môi trường giúp mọi người cân bằng giữa cuộc sống và công việc, nhưng anh ta lại ca ngợi những người làm việc tới 60 tiếng một tuần, nhân viên sẽ cảm thấy sếp nói một đằng, làm một nẻo", anh Hưng phát biểu.

Chất lượng và chiến lược

Ông Giản Tư Trung - Hiệu trưởng Trường Doanh nhân PACE, Viện trưởng Viện Giáo dục IRED - nói rằng nếu chất lượng được ví như hạt thì văn hoá sẽ là đất. Nếu đất không tốt thì dù có cố gắng đến mấy, hạt cũng không thể nảy mầm và lớn.

"Đối thủ của doanh nghiệp có thể sao chép tất cả mọi thứ, từ chiến lược, sản phẩm, hệ thống, quy trình cho đến bí quyết công nghệ. Thứ duy nhất họ không thể sao chép hay ăn cắp chính là văn hoá của bạn", ông lập luận.

neu mot nhan vien bat ky khong the mo ta van hoa doanh nghiep bang mot cau cong ty do chua co van hoa
Hiệu trưởng Trường Doanh nhân PACE, Viện trưởng Viện Giáo dục IRED, ông Giản Tư Trung. Ảnh: Diễn đàn Nhà quản trị.

Quan điểm của ông Trung là mỗi văn hoá sẽ sản sinh ra một chiến lược, và chiến lược đó chỉ phù hợp với một văn hoá mà thôi;

"Chẳng hạn, văn hoá của Vingroup sinh ra chiến lược thần tốc", ông bình luận.

Xây dựng văn hoá doanh nghiệp, theo ông Trung, cũng giống như dạy con. Đó là quá trình lâu dài, bền vững. Để có văn hóa lành mạnh, các doanh nghiệp cần nhận thức rằng cấu trúc văn hoá bản sắc có tầng sâu nhất là đạo sống, niềm tin.

"Niềm tin bao gồm niềm tin của khách hàng và niềm tin của nhân viên", ông phát biểu.

Xem thêm

Nhạc Dương