Giá dầu tăng gây ra mối lo sợ hiển hiện về nguy cơ năng lượng có thể kéo lùi nỗ lực của Fed nhằm đảm bảo một cú “hạ cánh mềm” cho nền kinh tế Mỹ vốn luôn khát năng lượng.
Theo kết quả khảo sát được S&P Global công bố ngày 23/8, hoạt động sản xuất kinh doanh của Mỹ đã chững lại trong tháng 8/2023, với mức tăng trưởng yếu nhất kể từ tháng 2, do nhu cầu của lĩnh vực dịch vụ bị thu hẹp.
Nhà Trắng ngày 20/7 cho biết Tổng thống Mỹ Joe Biden đã yêu cầu một nhóm phụ tá tìm kiếm 'tất cả giải pháp về chính sách và pháp lý' nhằm ngăn chặn nguy cơ xảy ra một cuộc khủng hoảng nợ công khác trong tương lai.
Macy’s, Costco và các chuỗi cửa hàng lớn khác cho biết người mua sắm đang ít lui tới các cửa hàng của họ và thay đổi những gì họ mua. Đây có thể là một dấu hiệu báo động cho nền kinh tế Mỹ.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhận thấy rủi ro mang tính hệ thống đối với Mỹ và nền kinh tế toàn cầu do cuộc đối đầu chính trị giữa Nhà Trắng và đảng Cộng hòa về vấn đề nợ công, đồng thời kêu gọi Quốc hội Mỹ lập tức nâng trần nợ công.
Theo một phân tích của công ty thị trường bất động sản công nghệ Zillow, nếu Mỹ vỡ nợ, thị trường nhà của nước này vốn đang bị tổn thương sẽ còn chao đảo hơn nữa.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen dự định sẽ tuyên bố trước cuộc họp của G7 rằng hệ thống ngân hàng Mỹ vẫn ổn định và triển vọng kinh tế toàn cầu hiện đang tốt hơn so với mùa Thu năm ngoái.
Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm 1/5 thông báo sẽ triệu tập bốn nhà quan chức hàng đầu của Quốc hội tới gặp mặt tại Nhà Trắng vào tuần tới, sau khi Bộ Tài chính nước này cảnh báo chính phủ có thể cạn ngân sách chi trả cho các hóa đơn vào đầu tháng sáu.
Sự sụt giảm nghiêm trọng trên thị trường nhà ở Mỹ trong năm qua có vẻ như sắp kết thúc. Việc thị trường nhà ở chạm đáy thúc đẩy niềm tin ở Phố Wall rằng nền kinh tế Mỹ có thể tránh được suy thoái.
Ngày 25/4, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen đã cảnh báo việc Quốc hội bế tắc trong nâng trần nợ của chính phủ sẽ gây ra một "thảm họa kinh tế" và khiến lãi suất tăng cao trong nhiều năm tới.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen bày tỏ tin tưởng rằng nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ tiếp tục tăng trưởng, bất chấp những lo ngại ngày càng gia tăng về nguy cơ suy thoái kinh tế sau những bất ổn gần đây trong lĩnh vực ngân hàng.
Theo báo cáo của Bộ Lao động Mỹ công bố ngày 7/4, tỷ lệ thất nghiệp của nước này đã giảm nhẹ trong tháng 3. Tuy nhiên, tăng trưởng việc làm vẫn mạnh mẽ, dấu hiệu cho thấy thị trường lao động tiếp tục thắt chặt.
Kinh tế Mỹ được dự báo tăng trưởng với tốc độ chậm hơn trong những tháng cuối cùng của năm 2022 do những lo ngại về suy thoái ngày càng trở nên rõ rệt.
Khi một số doanh nghiệp Mỹ đang vất vả tìm kiếm nhân viên mới ở những vị trí cấp thấp, những ngân hàng hay công ty công nghệ hàng đầu đang tính đến chuyện sa thải hàng loạt. Thị trường lao động Mỹ xảy ra nghịch lý khi một số nơi thiếu việc làm, trong khi nơi khác lại thừa lao động.
Nhà phân tích của Stockmap dự báo thị trường chứng khoán nhiều khả năng sẽ bật lên tại vùng 1.250 điểm. Một số cổ phiếu đáng chú ý kể đến HVN, VOS, BAF, HAG…