|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Mỹ có thể giành chiến thắng trong cuộc 'chiến tranh lạnh về tiền tệ'

07:00 | 23/07/2019
Chia sẻ
Theo ông Joachim Fels, cố vấn kinh tế toàn cầu tại công ty quản lí đầu tư toàn cầu Pimco, nhận định Mỹ nhiều khả năng sẽ là quốc gia chiến thắng trong một cuộc chiến tranh lạnh về tiền tệ, vốn đang nóng lên từng ngày.

"Nếu có một người chiến thắng trong 'cuộc chiến tranh lạnh về tiền tệ' này, đáp án sẽ là Mỹ. Nguyên nhân là vì đồng USD có khả năng suy yếu hơn là mạnh lên ở thời điểm hiện tại", ông Fels chia sẻ trên chương trình "Squawk Box" của CNBC hôm 22/7.

Ông Fels cho biết, chiến tranh lạnh trên mặt trận tiền đề cập đến một cuộc xung đột không chỉ liên quan đến quá trình can thiệp của ngân hàng trung ương vào thị trường ngoại hối mà còn là động thái cắt giảm lãi suất, tình trạng lãi suất âm (như ở châu Âu và Nhật Bản), chính sách nới lỏng định lượng và kiểm soát đường cong lợi suất.

CNBC dẫn lời ông Fels, đối với trường hợp của Mỹ, "bình luận của Tổng thống Trump" cũng góp phần tác động vào diễn biến trên.

Cố vấn kinh tế Fels lưu ý rằng vào đầu năm 2017, ngay sau khi đắc cử, Tổng thống Donald Trump đã trò chuyện với Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin về sự cần thiết của một đồng USD yếu hơn. Sau đó, đồng bạc xanh đã suy yếu trong cả năm 2017.

104941370-GettyImages-874567472

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin (Ảnh: Bloomberg)

"Điều tương tự có thể xảy ra một lần nữa, đặc biệt là khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) rõ ràng là đang có nhiều dư địa để cắt giảm lãi suất hơn so với Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) hay Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ)", ông Fels nhận định.

"Chính phủ Mỹ có thể chiếm thế thượng phong trong cuộc chiến tiền tệ này", ông nói thêm.

Ông Fels cho hay, cuộc chiến tranh lạnh trên mặt trận tiền tệ đang nóng lên. Đồng thời, ông còn lưu ý rằng Fed và BoJ có thể sẽ sớm hạ lãi suất.

Các nhà phân tích cũng dự đoán ECB, sắp tổ chức cuộc họp chính sách vào ngày 25/7 tới, cũng sẽ cắt giảm lãi suất vào cuối năm nay.

"Rõ ràng, chúng ta đang quay trở lại tình huống mà mọi người đều muốn một đồng tiền tệ yếu hơn. Không ai, không ngân hàng trung ương nào, thực sự muốn một đồng tiền mạnh hơn và đó là lí do xảy ra chiến tranh lạnh về tiền tệ", ông nói.

Tuần trước, Chủ tịch Fed khu vực New York John Williams đã cho biết các ngân hàng trung ương cần phải hành động nhanh chóng và mạnh mẽ khi lãi suất ở mức thấp và tăng trưởng kinh tế chững lại.

"Tốt hơn hết, chúng ta nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa thay vì chờ đợi thảm họa xảy ra", ông Williams phát biểu tại cuộc họp thường niên của Hiệp hội Nghiên cứu Ngân hàng Trung ương.

Ông Fels cho biết, các quan sát viên trên thị trường đang trông đợi vào một đợt hạ lãi suất xuống 25 điểm cơ bản từ Fed vào cuối tháng 7 này.

Tuy nhiên, thị trường vẫn còn phải xem liệu Fed sẽ hạ lãi suất tại cuộc họp vào tuần tới hay không, vì có nhiều dấu hiệu chỉ ra ngân hàng trung ương Mỹ có thể cắt giảm đến 50 điểm cơ bản vào cuối năm nay.

"Câu hỏi lớn bây giờ là, Fed sẽ cắt giảm lãi suất xuống 25 điểm cơ bản vào tháng 7 và hạ tiếp 25 điểm cơ bản vào tháng 9? Hoặc họ sẽ hạ lãi suất xuống 50 điểm chỉ trong một lần?" ông Fels nói.

"Tôi nghĩ khả năng Fed hành động mạnh mẽ hơn là 50/50. Họ sẽ cắt giảm lãi suất xuống 25 điểm cơ bản vào tháng 7 và để ngõ cơ hội cho một đợt cắt giảm khác vào cuối năm".

Yên Khê

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.