|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Một doanh nghiệp thép quay lại báo lỗ sau ba quý có lãi

15:24 | 10/10/2023
Chia sẻ
Quý III/2023, Thép Vicasa lỗ gần 3 tỷ đồng, cùng kỳ lỗ 22 tỷ đồng.

CTCP Thép Vicasa - VNSteel (: VCA) vừa công bố báo cáo tài chính quý III/2023 với 390 tỷ đồng doanh thu thuần giảm 18% so với cùng kỳ. Giá vốn bán hàng gần 383 tỷ đồng, chiếm 98% doanh thu và giảm 21% so với cùng kỳ. Do giá vốn hàng bán giảm nhiều hơn doanh thu nên lợi nhuận gộp đạt 7 tỷ đồng trong khi quý III/2022 âm 10 tỷ đồng. 

Trong kỳ, các chi phí như tài chính, bán hàng, quản lý doanh nghiệp đều được tiết giảm so với cùng kỳ. Kết quả, công ty báo lỗ gần 3 tỷ đồng, sau 3 quý liên tiếp có lãi. Song, con số này đã được cải thiện so với quý III/2022 (lỗ 22 tỷ đồng).

Luỹ kế 9 tháng đầu năm nay, Vicasa ghi nhận 1.254 tỷ đồng doanh thu, giảm 32% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế gần 4 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lỗ 13 tỷ đồng.

Năm 2023, công ty đặt mục tiêu 12 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Như vậy, sau ba quý, Vicasa đã hoàn thành 33% kế hoạch năm.

Nguồn: Lâm Anh tổng hợp từ BCTC.

Tại ngày 30/9, tổng tài sản của Vicasa đạt 386 tỷ đồng, tăng 4% so với đầu năm.  Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu tài sản là hàng tồn kho với 244 tỷ đồng, chiếm 63% và tăng 24% so với đầu năm.

Công ty có hơn 20 tỷ đồng tiền, tiền gửi ngân hàng tăng 1 tỷ đồng so với ngày 1/1.

Cuối quý III, nợ phải trả của công ty gần 198 tỷ đồng. Trong đó, nợ vay khoảng 138 tỷ đồng và hoàn toàn là nợ vay ngắn hạn. Đây là các khoản vay dưới 12 tháng từ các ngân hàng thương mại.

Vốn chủ sở hữu cuối kỳ đạt 188 tỷ đồng bao gồm 152 tỷ đồng vốn góp chủ sở hữu và hơn 1 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.

Xét về dòng tiền, 9 tháng đầu năm nay, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của công ty dương 16 tỷ đồng. Dòng tiền từ hoạt động đầu tư âm 200 triệu đồng, dòng tiền từ hoạt động tài chính âm 15 tỷ đồng, lưu chuyển tiền thuần trong kỳ dương 928 triệu đồng.

Lâm Anh

Lời giải bài toán: Giao dịch qua quỹ nhàn, lãi nhiều hơn VN-Index nhưng tại sao phát triển chưa nhanh?
Việt Nam được đánh giá là một thị trường tiềm năng để phát triển ngành quản lý quỹ nhưng dữ liệu về tài sản thuộc quyền quản lý (AuM) của các tổ chức vẫn còn khá khiêm tốn nếu so với các quốc gia khác trong khu vực như Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc…